DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 6
Tổng truy cập: 0582423
Hình ảnh

Phật pháp

Phật giáo nguyên thủy

Ngay trong thời Đức Phật, các vị trưởng lão đã duy trì giáo lý của Đức Phật để chỉ rõ con đường giác ngộ cho cuộc đời. Vì vậy truyền thống Phật giáo xa xưa nhất được gọi là Thượng Tọa Bộ. Trong những thế kỷ đầu tiên của Phật giáo, 18 bộ phái phát xuất từ Thượng Tọa Bộ nhưng dần dần biến mất. Từ một số bộ phái đó một tông phái chính được hình thành và được gọi là Đại thừa (Mahaayana). Trong khi Thượng Tọa Bộ được duy trì ở các nước Nam Á như miền Nam Ấn độ, Sri Lanka, Thái lan và Miến điện, Đại thừa phát triển mạnh ở các nước Bắc Á như Trung Quốc và Nhật bản.

Đại thừa chủ trương quả vị Phật là mục tiêu tối thượng và có thể có nhiều vị Phật trong cùng một thời. Thượng Tọa Bộ chủ trương quả vị Phật lẫn quả vị A-la-hán đều là mục tiêu bởi vì A-la-hán, những vị đạt đến giác ngộ bằng cách thực hành theo lời Phật dạy, cũng chứng ngộ Niết bàn y như Đức Phật. Và mỗi thời chỉ có một vị Phật, tất cả những bậc giác ngộ khác đều là A-la-hán. Sự thành tựu đạo quả của một vị A-la-hán được gọi là Thanh văn giác. Cả Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy đều chấp nhận có ba thừa: Toàn giác Phật, Độc giác Phật, và Thanh văn Phật. Hơn nữa, theo cả hai truyền thống, Đức Phật cũng chính là một vị A-la-hán. Ngoài những điểm trên, không có sự mâu thuẫn nào giữa Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy liên quan đến vấn đề giác ngộ.

Ngay cả một học giả nổi tiếng như Suzuki cũng tin rằng "Phật tử nguyên thủy đi tìm sự giác ngộ cho chính mình, cho lợi lạc tâm linh của riêng mình, và hiển nhiên không nghĩ đến những kẻ khác, không nghĩ đến tất cả mọi người, mọi loài."[7] Nhưng đây không phải là mục đích của một vị A-la-hán hay của người theo Phật giáo Nguyên thủy. Một vị A-la-hán, và ngay cả một người đang đi trên con đường đến quả vị A-la-hán, sống vì lợi ích và sự tiến hóa của mọi người, mọi loài.[8] Đời sống lý tưởng của Bồ-tát Sumedha minh họa cho chúng ta thấy lý tưởng phụng sự thế gian của Phật giáo Nguyên thủy. Trước Đức Phật Nhiên Đăng (Daapankara Buddha), Bồ-tát Sumedha đã trì hoãn sự chứng ngộ của mình để cứu giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi.[9] Nhiều Phật tử Nguyên thủy noi theo tấm gương này. Ngay từ những ngày đầu tiên Đức Phật đã khuyến khích các vị A-la-hán đi khắp nơi để giáo hóa. Sau khi Đức Phật nhập diệt, chính các vị A-la-hán như ngài Mahakassapa và ngài Ananda đã gìn giữ giáo pháp của Đức Phật vì lợi ích của thế gian. Trong thời vua Asoka, bậc A-la-hán Mahinda và nhiều vị trưởng lão khác đã truyền Phật giáo đến các nước.[10] Cho đến ngày nay, mục tiêu của người Phật tử Nguyên thủy không chỉ là những thành tựu tâm linh cho riêng mình mà còn cho sự tiến hóa của mọi người.

Mặc dầu những quan niệm như chiêu tập cho riêng mình thường được gán một cách sai lầm cho Phật giáo Nguyên thủy, những dẫn chứng nêu trên có thể chứng minh cho quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy. Ngay cả danh từ "Tiểu thừa" cũng nên được loại ra khỏi vốn từ của các học giả vì không tồn tại một hình thức Phật giáo nào như thế. Nếu hiểu cả Đại thừa lẫn Nguyên thủy một cách đúng đắn thì sẽ thấy rõ điều này. R.D.M. Shaw, dịch giả cuốn "The Hekigan Rohu", tuyển tập 100 câu chuyện về các thiền sư Trung hoa, đã lưu ý:

"Từ ‘Tiểu thừa’ do Phật tử Đại thừa đặt ra như một danh từ tỏ ý coi thường một tông phái gồm 18 bộ phái, trong đó chỉ còn một bộ phái tồn tại. Tông phái này chính là Thượng Tọa bộ đang được thực hành ở các nước Sri Lanka, Miến điện, Thái lan, và Campuchia… vì vậy không chính xác khi gọi Nam Tông (Southern School) là Tiểu thừa, và danh từ có tính cách phỉ báng này, vốn không hề xuất hiện trong Tam tạng, tốt nhất nên được loại trừ trong cách dùng hiện đại."[11]

TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật