DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 12
Tổng truy cập: 0629200
Hình ảnh

Tin tức

Bế mạc Lễ hội Kagyu Monlam Chenmo tại Bồ Đề đạo tràng

Bế mạc Lễ hội Kagyu Monlam Chenmo tại Bồ Đề đạo tràng

 

(GNO-Bodh Gaya, Ấn Độ ):  Từ 4-13/1/ 2009, hai lãnh đạo tinh thần nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng, đức Dalai Lama 14 và đức Gyalwang Karmapa Ogyen Trinley Dorje 17 đều đã khai tràng hoằng pháp 1 tuần tại 2 trong 4 thánh tích thiêng liêng ghi dấu 4 sự kiện trọng đại mà  cuộc đời của đức Thế Tôn tại Ấn Độ.

 

 

 Trong khi đức Dalai Lama, 74 tuổi, hoằng pháp 1 tuần tại Sarnath (Vườn Nai), thành phố Varanasi, nơi ngày xưa đức Thế Tôn chuyển pháp luân đầu tiên độ cho 5 năm anh em Kiều Trần Như, đã thu hút hơn 2 vạn Tăng Ni Phật tử từ khắp nơi trên thế giới tập trung về tham dự, mà đỉnh điểm của chuyến hoằng pháp này là sáng ngày 13/1, đức Dalai Lama chủ trì khóa lễ cầu nguyện thế giới hòa bình với sự tham dự của 10.000 Tăng Ni Phật tử, trong đó có Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ngài Dorjee Khandu.Tại Đại Giác Ngộ , (Mahabodhi Temple), thành phố Bodh Gaya, nơi đức Phật giác ngộ chân lý tối thượng, đức Karmapa 17, 24 tuổi, khai hội Kagyu Monlam Chenmo hằng năm lần thứ 26, cũng đã thu hút hàng ngàn Tăng Ni Phật tử từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia.

Qua 2 sự kiện hoằng pháp này, chúng ta phần nào hình dung sức ảnh hưởng mạnh mẽ 2 nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đối với quần chúng trên khắp thế giới hiện nay. Có thể nói không quá lời rằng, ngày nay Phật giáo Tây Tạng đã truyền bá ra hầu hết các quốc gia có đạo Phật trên thế giới, không một quốc gia Phật giáo nào trên thế giới có sức lôi cuốn quần chúng bằng Phật giáo Tây Tạng.

Sở dĩ Phật giáo Tây Tạng ảnh hưởng mạnh mẽ như thế chính là nhờ truyền thống văn hóa Phật giáo đặc thù mà họ đã quyết tâm bảo tồn, và phát huy hơn 1000 năm qua, đặc biệt là truyền thống “Phật sống” mà ngày nay, ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng chính thức thừa nhận. Vả lại, qua vài tháng theo dõi mảng tin tức Phật giáo nước ngoài, quả thật, chúng tôi chưa bao giờ truy cập được bất kỳ bản tin nào nói lên mối rạn nứt trong lòng nội bộ tăng đoàn Phật giáo Tây Tạng. Tất cả từ Tăng Ni cho đến Phật tử Tây Tạng đều đoàn kết, gắn bó cùng nhau tu tập và bảo vệ nền văn hóa Phật giáo độc đáo của dân tộc họ.

Dưới đây là một số hình ảnh bế mạc của Lễ hội Kagyu Monlam Chenmo hằng năm lần thứ 26, một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của Phật giáo Tây Tạng nói chung, của tông phái Karma Kagyu, một trong 4 Tông phái lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng, nói riêng, do đức Karmapa, chỉ mới 24 tuổi lãnh đạo, để chúng ta có cảm nhận một phần vẻ đẹp của truyền thống văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

bode.gif

                Từ  hình 1 đến h. 6: Lễ rước kinh và tụng kinh

bode-2.gif

bode-3.gif

bode-4.gif

bode-5.gif

bode-6.gif

bode-7.gif

Từ hình 7 đến hình 11: Lễ Cầu siêu – Trai đàn chẩn tế

bode-8.gif

bode-9.gif

bode-10.gif

bode-11.gif

bode-12.gif

Từ hình 12 đến hình 17: Lễ cầu an vào buổi sáng ngày bế mạc lễ hội

bode-13.gif

bode-14.gif

bode-15.gif

bode-16.gif

bode-17.gif

bode-18.gif

Từ hình 18 đến hình 21: Khất thực và Lễ Ngọ trai trưa ngày bế mạc.

bode-20.gif

bode-21.gif

bode-22.gif

Từ hình 22 đến hình 33 : Lễ thắp đèn dầu bạch lạp tưởng niệm tổ sư sáng lập Tông phái Karma Kagyu trong đêm bế mạc.

bode-23.gif

bode-24.gif

bode-25.gif

bode-27.gif

bode-28.gif

bode-29.gif

bode-30.gif

bode-31.gif

bode-32.gif

bode-34.gif

bode-35.gif

Đặc biệt trong lễ hội Kagyu Monlam Chenmo, luôn có 1 vị Lạt-ma tí hon,

 biểu tượng của “tre tàn măng mọc”


TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật