DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 4
Tổng truy cập: 0369378
Hình ảnh

Nghiên cứu phật học

Ý Nghĩa Bánh Xe Chuyển Pháp Luân

TÌM HIỂU VỀ BÁNH XE PHÁP (PHÁP LUÂN)
 

Bánh Xe Pháp hay còn gọi là "Pháp Luân” mang nhiều ý nghĩa như sau:

1. Bánh xe Pháp chuyển động không ngừng, giáo lý của Đức Phật phát triển không ngừng, đưa chúng sanh từ tối đến sáng, từ khổ đến vui, từ thấp lên cao, từ vô minh đến Giác Ngộ.
2. Bánh xe Pháp lăn tới đâu thì mê lầm phiền não cũng bị dẹp tan.
3. Bánh xe Pháp chỉ tiến thẳng lên phía trước, không bao giờ thoái lui.
Bài Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca giảng tại vườn Lộc-Uyển cho bốn anh em ông Kiều-Trần-Như, nói về Tứ Diệu Đế, được gọi là Phật chuyển bánh xe Pháp lần thứ nhất (đệ nhất chuyển Pháp Luân).
     Bánh xe Pháp được vẽ hình tròn trong có 8 hoặc 12 gọng.  Con số 12 tượng trưng cho “Mười Hai Nhân Duyên”, con số 8 tượng trưng cho “Bát Chánh Đạo”(8 con đường chơn chánh).  Có lẽ vì kỹ thuật và mỹ thuật nên hình bánh xe có 8 gọng được vẽ nhiều và phổ biến hơn.  Nhờ thực hành “Bát Chánh Đạo” mà chúng sanh tiến về nẻo Giác, cũng như nhờ bánh xe mà người lữ hành di chuyển tới mục đích.
     Các họa sĩ còn vẽ bánh xe Pháp đặt trên hoa sen là tượng trưng cho Phật Pháp thanh tịnh như hoa sen mọc trong bùn vươn lên khỏi bùn mà không hôi tanh mùi bùn.  Phật Pháp đưa người tu từ chỗ ô nhiễm tới nơi thanh khiết, thanh cao.
     Có họa sĩ vẽ bàn tay nâng đỡ bánh xe Pháp ở trung tâm có chữ Vạn, ý muốn nói Phật Pháp cao quý, cần đưa tay đón nhận một cách cung kính, trọng vọng.
Tóm lại, bánh xe Pháp "Pháp Luân" là tượng trưng cho Pháp của Đức Phật, mà Pháp thì không hình, không tướng, sau này do các họa sĩ, nghệ sĩ tạo ra, tùy theo sự rung cảm của tâm linh, có thể có những hình tướng khác nhau, nhưng ý nghĩa của Bánh Xe Pháp thì rất cao siêu đưa người tu từ Phàm lên Thánh, từ địa ngục khổ đau tới Niết-Bàn, an lạc.
 - Gần đây, trên báo chí, sách vở, trang  internet, người ta dùng lẫn lộn hai loại biểu tượng bánh xe Pháp.
 1. Loại đầu theo như hình dưới:


Những hình này chính là hình cái bánh lái tàu

Những hình này chính là hình cái bánh lái tàu (tiếng Anh là helm, hay tiếng Pháp là barre), cũng có trục quay và các gọng, nhưng ở đầu gọng thì có nhửng mấu để người ta nắm tay vào đó mà xoay chuyển, lái tàu buồm.  Trong khi lái tầu thì cái bánh lái này nó chỉ xoay một vài vòng mà thôi, khi thì theo chiều phải, khi thì theo chiều trái, nó không có xoay chuyển liên tiếp theo một chiều như cái bánh xe (xa luân) của cỗ xe.
Loại bánh lái tàu này chỉ mới phát minh ra từ thế kỷ thứ 10, khi người phương Tây dùng tầu buồm đi giao thương với các nước khác đồng thời tìm kiếm thuộc địa.  Các tàu buồm của Á Châu không có cái loại bánh lái này.
Hình bánh lái tàu này cũng là một biểu tượng đẹp mà người phương Tây thường dùng để tượng trưng cho sự lãnh đạo.  Trong tiếng Anh , danh từ là at the helm of the country có nghĩa là trong vị trí lãnh đạo đất nuớc; danh từ tiếng Anh take helm hay tiếng Pháp prendre la barre có nghĩa nắm vị trí lãnh đạo.
Trong những thập niên qua, người ta thấy các trang web của PG Tây Tạng đã dùng biểu tượng đẹp này, nhất là những trang giảng về Phật Pháp bằng tiếng Anh vì nó có vẻ thích hợp và thông dụng với người Tây Phương.  Thiết nghĩ nếu người ta dùng loại bánh lái tàu này làm biểu tượng Pháp Luân trong đạo Phật thì ý nghĩa sẽ khác đi.  Mang một biểu tượng của sự lãnh đạo thay vào ý nghĩa chuyển động Pháp không ngừng như đã nói ở phía trên, thì thật là sai lầm.  Nhất là người Tây Phương dễ có ấn tượng sai với ý nghĩa nguyên thủy của nó.
 
2.  Loại thứ hai- ( xem hình):

Những hình bên mới chính là cái bánh xe của cổ xe thời xưa, có nhiều gọng xe.  Về phương diện kỹ thuật nếu ta vẽ đủ cả 12 cái gọng xe tượng trưng cho thập nhị nhân duyên thì nó dày đặc nhiều quá mất mỹ thuật nên người ta vẽ dản dị còn có tám gọng mà thôi, tượng trưng cho 8 con đường chân chánh ( Bát Chánh Đạo).  Đã là bánh xe (xa luân) gắn vào cỗ xe thì bên vành xe không thể có các cái núm tay cầm nữa, như bánh xe lái tàu (helm wheel).  Hình này mới là tượng trưng cho bánh xe Pháp có ghi trên trụ đá của Vua A Dục, và ngày nay nước Ấn Độ cũng lấy cái bánh xe này là quốc hiệu và có in trên lá quốc kỳ.


Bánh xe của thời xưa (chạm khắc đá)


ngày nay nước Ấn Độ cũng lấy cái bánh xe này là quốc hiệu và có in trên lá quốc kỳ

 
Biểu tượng Phật chuyển bánh xe Pháp lần đầu tiên tại vườn Nai ( Lộc Uyển)


Một tác phẩm  Bàn chân Phật -(thời xưa chạm khắc trên đá)

 Nay xin viết bài này mong rằng các vị làm ấn loát, làm trang web, hay phù điêu trong các tự viện thì nên thận trọng trong việc  chọn dùng biều tượng Pháp Luân của Phật Giáo cho đúng cách, đúng ý nghĩa hơn. Tôi nghĩ, ta không nên dùng bánh xe lái tàu (helm wheel) làm biểu tượng cho Pháp Luân. 


TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật