DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 11
Tổng truy cập: 0614182
Hình ảnh

Nghiên cứu phật học

Dấu Chân Sự Tu Tập Của Một Vị Latma

Dấu chân hằn sâu năm tháng công phu tu hành của một vị lạt-ma Tây Tạng

Thích Minh Trí dịch

Theo Science Editor

 

Xem hình

Tongren, Trung Quốc --- Trong khoảng 20 năm, lạt-ma Hua Chi đã và đang lễ bái, cầu nguyện tại cùng một vị trí trong một tu viện mà ông đang tu hành. Vì vậy, trải qua nhiều năm, lòng đôi bàn chân của vị lạt-ma này đã ăn sâu xuống mặt sàn gỗ. Hiện nay, trong vài chỗ dấu vết của lòng đôi bàn chân ấy đã lõm sâu xuống khoảng 1,2 inch. Lạt-ma Hua Chi rất thành tâm lễ lạy trung bình mỗi ngày khoảng từ 500 đến 1000 lạy ở bất cứ nơi đâu. Và lạt-ma Hua Chi tin rằng sự lễ bái và cầu nguyện này chắc chắc sẽ làm cho ông được nhẹ nhàng tái sinh sang thế giới khác mỗi khi ông viên tịch.
 
Tu viện Rongwo Gonchen Gompa tọa lạc tại thị trấn Tongren, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, được xem là một tự viện lớn nhất Tây Tạng. Quả thật, hàng trăm tăng-ni sinh bách bộ trên các con đường của tu viện, và tất cả họ đều xác nhận lạt-ma Hua Chi rất tinh tiến trong việc tu hành của ông. Chính lạt-ma Hua Chi cũng thừa nhận rằng, khi còn trẻ, ông thực hành lễ bái còn nhiều hơn thế nữa. Lạt-ma Hua Chi năm nay 70 tuổi nói rằng, trung bình mỗi ngày, ông vừa lạy đến 3000 lạy, lại vừa quán chiếu bằng các chuẩn mực của Phật giáo.

Vì lạt-ma Hua Chi luôn luôn cầu nguyện tại cùng một vị trí, nên chính lòng đôi bàn chân của ông đã ăn sâu xuống sàn gỗ, trong cái trông giống như là sự tôn kính qua nhiều năm với một đức tin liên tục. Mỗi sáng, sau khi thức dậy, lạt-ma Hua Chi giẫm trên dấu đôi bàn chân của chính bản thân ông, và bắt đầu lễ bái trong hầu hết những buổi cầu nguyện của ông. Theo giáo lý Phật giáo, con người phải sống trong trạng thái thiền định và trầm tư, nhờ vậy mà sau khi chết, con người có thể đạt đến Niết-bàn, một trạng thái hạnh phúc vĩnh hằng.

Trong một cuộc phỏng vấn, lạt-ma Hua Chi tiết lộ rằng: “Trong suốt những năm đầu tôi có thể lạy từ 2000 đến 3000 lạy  một ngày. Nhưng nay tôi đã có tuổi, nên trong những năm gần đây, tôi chỉ có thể lạy được 1000 lạy mỗi ngày. Tôi đã trùng tu tu viện này và đã lễ bái và kinh hành xung quanh tu viện trong tất cả những lần cầu nguyện đó, nhờ thế mà sau khi tôi viên tịch, thần thức của tôi sẽ không phải tái sinh vào cảnh giới khổ đau.”

Lạt-ma Hua Chi cũng là một vị lương y, bởi vì ông thích làm điều thiện và thích làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn mà không cần sử dụng những liệu pháp chữa trị bắt người khác phải thực hiện theo mình.

“Mỗi ngày tôi đến đây và mỗi ngày tôi chăm chú nhìn vào mảnh gỗ, và nó đã truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục tạo nên những dấu vết đôi bàn chân của chính tôi,” lạt-ma Genden Darji 29 tuổi, hiện tu học trong tu viện này cho biết thêm và nói tiếp rằng, tấm gương của lạt-ma Hua Chi đã ảnh hưởng  đến một số lượng lớn các chú sa-di trong tu viện. Qua tấm gương đó, các chú sa di có thể bắt đầu dành phần lớn thời gian cho việc lễ bái tu hành hơn là dành thời gian cho riêng bản thân họ.
 
Nhà sư khắc dấu chân trên ván sàn đền thờ
 
Ông Hua Chi đứng bên ngoài ngôi đền nhỏ ở thị trấn Tongren, tỉnh Thanh Hải.



Dấu lòng bàn chân in trên sàn gỗ của lạt-ma Hua Chi



 Bàn chân thật và dấu lòng bàn chân in trên sàn gỗ của lạt-ma Hua Chi


Lạt-ma Hua Chi thực hành lễ bái theo truyền thống Phật giáo Tây Tang.

Các bức ảnh được chụp cách đây 3 tuần cho thấy những dấu chân được in lần sàn gỗ.
 

 
Vào mùa đông, có khi ông Hua chỉ quỳ lạy 5.00 lần một ngày

TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật