DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 10
Tổng truy cập: 0394258
Hình ảnh

Tin tức

Thubten Cholling không xa

                 

Thubten Cholling không xa

 

56.jpgGiới Hạnh

UNESCO Ẩm Thực Việt: Cứ mỗi dịp tết Lozar của Tây Tạng từng đoàn Phật tử trên thế giới trong đó có nhiều đoàn Việt Nam lại hành hương về đất Phật ở Nepal để viếng các thánh tích và tham dự các lễ hội. Dịp này Phật tử Việt Nam lại đi về phía ánh sáng của Đức Phật trên Tu viện Thubten Cholling ở vùng đất thiêng Solukhumbu.             

Tình đạo hữu

Nhớ lại lần chúng tôi về Tu viện tháng 8 năm 2012, vậy mà đã 6 tháng trôi qua. NSƯT Minh Đức cảm động nhắc lại: “Nhớ Thubten Cholling quá chừng, nhớ như in từng việc một trong những ngày ở trên ấy. Cứ như mình vừa mới ở Nepal về…”

                               52.jpg

 

                           NSƯT điện ảnh Minh Đức với Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche

                              48.jpg

Vâng, đó là tour hành hương do chúng tôi tự tổ chức sang Nepal. Một chuyến đi giàu có những kỷ niệm đẹp, mỗi lần nghĩ đến lại nao nao nhớ về tình bạn hữu lo cho nhau từng tí một trong chuyến đi.

Cái đêm rời Việt Nam ngủ tại sân bay Bankok để sáng sớm bay đến Katmandu, tôi đang ngồi gặm bánh mỳ cũ “dai như quai guốc” thì chị Bê đến bên ngoắt tôi: “Chị ra đây uống thuốc”, chị đưa tôi tới chỗ chị Thảo ngồi cách tôi mấy dãy ghế. Chị Thảo đang ngồi tẩn mẩn với một bọc lủng củng các loại thuốc. Tôi chưa kịp hiểu gì thì chị Thảo nói: “Thuốc của bạn đây, ăn sáng đi rồi uống 2 viên Tuần hoàn não và Tanakan nhé”. Có lẽ các chị biết tôi bị huyết áp thấp và đau tiền đình nên đã lo cho tôi, tôi ngoan ngoãn làm theo, nhờ vậy khi ngồi máy bay đến Katmandu tôi tỉnh như sáo.

Rất may là tôi và NSƯT Minh Đức được thầy Trí Không xếp ở chung phòng với chị Thảo, chị Thảo đã từng đi Nepal nên có kinh nghiệm hơn. Vừa nhận xong phòng nghỉ thì 2 chúng tôi thấy chị Thảo biến mất hút. Lát sau thấy chị trở về trên tay cầm một bịch đựng mấy thứ rau. Chị đã gần 70 tuổi, chân ướt chân ráo chẳng quản mệt nhọc đã tranh thủ đi mua rau, còn tôi thì chỉ biết nằm tán dóc với chị Đức. Tôi kính nể đã gọi luôn chị Thảo là “chị cả”. Những ngày sau, ngoài những lúc tụng kinh và nhiễu Bảo tháp, chị lại nấu mỳ cho tôi và chị Đức ăn.

                   17.jpg

 

                                   Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche ban phước cho mọi người                                          

Vì tôi và chị Đức còn ngô nghê với Kamandu nên đã được chị hướng dẫn cách nhiễu Đại bảo tháp, chỉ chỗ lễ lạy, cách cúng dường hương trong khuôn viên Bảo Tháp, kinh nghiệm ăn uống, mua sắm Phật cụ v v… tôi lại gọi chị là… “sư tỷ”, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng chọc ghẹo nhau cười vui như như khi còn trẻ. Chưa hết, cái túi tiền của dân nghèo thành thị của tôi quá khiêm tốn nên bị thiếu tiền mua sắm, chẳng chờ tôi hỏi vay, chị Thảo tự nguyện cho tôi vay thêm tiền, nhưng sau đó chính chị thiếu tiền lại đi vay người khác. Mấy nữ Phật tử ở Hà Nội và một số bạn nam tuổi teen đi cùng đoàn mỗi lần leo núi luôn đi gần những người lớn tuổi hay “cài số lùi” khi chùn chân mỏi gối dễ bị lạc. Suốt thời gian trên đất Phật, chúng tôi sống với nhau, lo cho nhau từng đôi tất chân, đôi dép, ngụm nước thuốc uống hàng ngày. Chân thật, hỷ xả, an lạc, gần gũi, gắn bó, nâng cao giá trị sống của tình đạo hữu.

Thubten Cholling

Qua 2 lần cưỡi mây bằng máy bay tới Solukhumbu. Khi rời khỏi trực thăng, chúng tôi theo dấu bước chân người thầy xưa ngược lên lối mòn dốc núi, hai bên sườn núi ngợp cây cao bóng tỏa. Ngẩng lên nhìn ánh trưa ken qua vòm cây thơm hương rừng nguyên sinh như thanh lọc thân tâm từng người đang hổn hển lần bước đi lên.  

Solukhumbu là một địa danh nằm trong khu vườn quốc gia Sagarmatha một trong 75 huyện thị của Nepal, nằm ở phần phía bắc dãy Everest, dân bản địa là người dân tộc Rai và người Sherpa.

                                                      1.jpg

 

                                                                                 Người bản xứ

                            4.jpg

 

                                                 Các tu sĩ cõng hành lý của đoàn Phật tử thành hàng dài lên núi

Vườn quốc gia Sagarmatha đã được UNESCO công nhận là di sản của thế giới. Tu viện Thubten Choling được dân địa phương và du khách quốc tế coi là một công trình nổi tiếng của Everest.

                                    45.jpg

                                                     Khách Châu Âu đến với Tu viện Thubten Cholling

                                       46.jpg

 

                                                                               Thubten Cholling trong mây

Từ phòng nghỉ lên Tu viện, chúng tôi lần lượt qua trên 113 bậc thang dài mà không có cảm giác rời rạc khúc đoạn, liền lặc nhau một giải như cung mây nâng bước lên khung trời chánh giác.

Đặt chân lên từng bậc thang được xếp bằng đá, chúng tôi ngạc nhiên có những viên màu nâu, có viên vàng như rỉ sắt, đỏ như bazan, có viên hơi xanh ngọc, như thạch anh, có viên như đá silicat, tất cả đều óng ánh, lấp lánh như bạc. Giống như loại đá magma, chúng tôi lựa viên nhỏ mang về thử đập ra thì thấy có những vụn li ti óng ánh rơi xuống, đó là mica. Có thể xưa kia khi bề mặt trái đất nung chảy đông nguội nhanh đã tạo thành khoáng chất này. Có vài chị đã chọn những cục đá đẹp mang về thuê thợ khắc tượng Phật.

                         28.jpg

 

                                           Một trong những mẫu đá trên núi Solukhumbu

Thubten Cholling hiện lên giữa một trời sương bao phủ, vờn mắt với cảm giác chơi vơi, bay bổng. Những cảm xúc mới mẻ lấp lánh đủ màu sắc trong tâm hồn. Ngày đầu Ngài Kyabje Trulshik Rinpoche đặt chân tới vùng Solukhumbu dựng lên ngôi tịnh thất đơn sơ để có chỗ tu hành, dấu ấn ngày đầu ấy cũng đã qua đi nửa đời người. Có lẽ Ngài cũng không ngờ rằng ngày nay Thubten Choling đã trở thành công trình Phật giáo của thời đại trên Thánh địa.

                                     19.jpg

                                                   Thánh Kyabje Trulshik Rinpoche

                    27.jpg

                44.jpg

                                    43.jpg

 

                                                                  Tu viện Thubten Chosling ở Sitapaila

Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẻ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma truyền thống tại Nepal. Vẻ đẹp kiến trúc của Tu viện như một đóa sen mọc lên giữa một vùng môi trường với thảm thực vật bạt ngàn thông xanh và cây rừng nguyên sinh. Một công trình văn hóa Phật giáo mang phong cách nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng đã thu hút biết bao lượt tu sĩ Phật giáo và Phật tử trên thế giới, các đoàn du khách đủ các quốc tịch, màu da, tôn giáo đến Tu viện tham quan, thiền và làm từ thiện.                      

                      31.jpg

                       39.jpg

                    36.jpg

                 38.jpg

                 37.jpg

 

                                   Các Larma chuẩn bị nghi quỹ phát cho các Chư Tăng – Ni và Phật tử

                                    32.jpg

                                    30.jpg

                     33.jpg

                    34.jpg

                    21.jpg

 

                                          Ngài Dudjom Yangsi Rinpoche đang gia trì cho Phật tử

                    18.jpg

 

                                           Ngài Jigme Khyentse Rinpoche với Phật tử người Pháp

Trong giờ phút xả thiền, lữ khách có thể đưa mắt ngắm nhìn thật kỹ từng họa tiết hoa văn trên các xà ngang, xà gồ, vì kèo, vòm trần trong nội thất. Những đường hoa văn không phải là hư cấu mà dựa trên những hình tượng thực tế của thiên nhiên, qua những bàn tay nghệ nhân đã ước lệ hình tượng bông sen, hoa Mandala, giải mây ngũ sắc có tính hình học, nối tiếp nhau như một mối liên kết đan quện bền chặt. 

                                            24.jpg

                      55.jpg

 

                                                                                      Tranh Thangka                 

                                           23.jpg

 

                                                           Họa tiết hoa văn tinh xảo trong nội thất

                                           22.jpg

                                       26.jpg

Đối diện Thánh điện là tượng Đức Thích Ca và các Chư Phật. Quanh các bức tường là những bức Thangka. Một loại hình hội họa vẽ về trời, Phật, Bồ tát, Thần, Thánh, là những vị nắm giữ vai trò quan trọng trong Phật giáo. Qua những bức tranh Thangka có thể hiểu phần nào về lịch sử Mật giáo Tây Tạng từ thời cổ xưa lưu truyền đến ngày nay. Thông qua hình thức nghệ thuật tôn giáo mang tính nghi thức đa đạng ấy, mỗi bức Thangka mô tả từng chi tiết: Sắc diện, tay, chân, mắt, mũi, các trì vật, bửu bối toát lên những công năng khác nhau để giúp cho người tu hành và hành giả thiền quán. Một hình thức hướng dẫn qua sự thấy để quán mình hóa thân với vị Phật đối tượng mà nhập vào Phật tánh khi thực hành bất cứ nghi quỹ nào.

                     42.jpg

                    41.jpg

Thubten Cholling đang là một Tu viện non trẻ nhưng chứa đựng bên trong những tinh thần Phật giáo được tạo lên từ cái nôi Phật giáo có lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng, rất có thể sau này Thubten Choling sẽ trở thành công trình di sản của Phật giáo.  

Vị Tăng trẻ

Đó là thầy Trí Không – 36 tuổi, nước da trắng như phụ nữ. Sau khi hoàn thành chuyến hành hương về tới Sài Gòn thì da thầy đã chuyển mầu nâu già đi như người ngũ tuần. Một chị là Việt kiều Mỹ đi trong đoàn hỏi: “Thầy Trí Không hơn 50 tuổi rồi ấy nhỉ ?”. Người viết bài này nghe câu hỏi vậy mà phì cười, nhưng cảm động lắm. Vì thầy Trí Không thương Phật tử vất vả lần đầu đi xa luôn lo lắng làm sao mọi người phải an toàn sức khỏe.

                             3.jpg

 

                                            Thầy Trúc Khả đang học ở Nepal đến thăm đoàn Phật tử

Lên tới Tu viện, thầy không nghỉ ngơi chỉ lo làm Phật sự. Trình diện các vị Rinpoche thỉnh cầu các Ngài giảng Pháp, ban truyền Quán đảnh những Pháp tu mới, chuẩn bị các thời khóa cho các Phật tử tu học, lo đủ thứ dẫn đoàn leo lên núi thăm viếng Thánh tích v v… Tất cả những phần việc ấy chẳng thấm tháp gì với sức trẻ của thầy, nhưng thầy đi lại nhiều ngoài nắng ở độ cao gần 4.000 mét là trực tiếp chịu sự đốt cháy da của tia cực tím, mà những người da trắng hấp thụ rất mạnh tia cực tím nên nước da trắng trẻo của thầy nhanh chóng đổi màu và ngẫu nhiên tăng thâm niên cuộc đời thầy thành ngoài 50 tuổi.

                            2.jpg

 

                                                        Nhà nghỉ của khách nhìn từ trên núi xuống

                                           5.jpg

                                       54.jpg

 

                                                                        Teen với nữ Tu sĩ

                               7.jpg

 

                                                      Phật tử với cháu gái của Thánh Trulshik

                          6.jpg

Được hành hương cùng thầy sẽ thực sự yên tâm, chẳng thế mà ông Cảnh ở Quận 12 – TP Hồ Chí Minh chẳng biết thầy là ai, mới chỉ biết thầy trước chuyến đi cách có mấy giờ đồng hồ đã quyết định khăn gói, ba lô theo chân thầy nhập cùng đoàn sang đất Thánh. Thầy Trí Không không những có khả năng đối thoại tiếng Phạn, tiếng Anh, tiếng Hoa, nhờ đó mà thầy đã lật từng trang Thánh tích ở thủ đô Katmandu nói riêng và Nepal nói chung bằng cách dẫn dắt đoàn Phật tử đến tận nơi để mọi người bước dần vào kho tàng lịch sử Phật giáo ở Nepal để được mở mang thêm trí tuệ.

                                    51.jpg

 

                                                            Thầy Trí Không  với chị Thảo

                      10.jpg

                                      Bảo tháp ở trong quần thể di tích Đại bảo tháp Swayambu

                     16.jpg

 

                                       Những sản phẩm điêu khắc hình Phật  tinh xảo bằng gỗ

                     15.jpg

 

                                             Những sản phẩm điêu khắc tinh xảo bằng đồng

                           8.jpg

                                              Hình tượng rắn thần trên vách núi ở Phamthings

                          50.jpg

 

                                              Kiến trúc nhà ở truyền thống ở ngoại ô Katmandu

                          14.jpg

 

                                                      Ngôi nhà đất sét ở ngoại thành

Trên 30 tuổi, nhưng thầy dành hết 2/3 thời gian với bước chân nghèo  vượt qua những gian nan thử thách để xuất ngoại trên các quốc gia thuộc về đất Phật, không ngừng dày công học hỏi nên đã tiếp nhận nền giáo dục văn hóa Mật tông của Phật giáo Đại thừa từ các vị Rinpoche cao cấp ở Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Mỗi khi trở về Việt Nam thầy Trí Không lại dốc hết tâm sức giảng và hướng dẫn Phật tử thực hành giáo Pháp, một trong những giáo Pháp trí tuệ của Phật giáo Đại thừa nhằm góp phần đưa hành giả tiến đến tinh thần vô ngã. Vì theo thầy giáo Pháp không được áp dụng vào đời thì không còn là giáo Pháp. Cứ như vậy, thầy độ cho từng người, rồi đến từng nhóm, rồi thành một đạo tràng, đến nay đạo tràng vẫn sinh hoạt đều đặn 2 kỳ trong 1 tháng. Kể cả những lần thầy Trí Không nhập thất 1 tháng có khi 3 tháng, vắng thầy đạo tràng vẫn sinh hoạt đều đặn theo như thầy đã hướng dẫn trước đó.

Sau mỗi thời thực hành nghi quỹ, thầy lại giảng Pháp để cho những Phật tử đã theo học thầy nhiều năm hoặc những người mới tu học đều hiểu sâu ý nghĩa của Từ biNhân, trí tuệquả. Từ người cao tuổi đến tuổi vị thành niên trong đạo tràng, thầy luôn coi tất cả như cha, mẹ, anh, em của mình, bất kể người đó làm nghề gì, hoàn cảnh giầu nghèo đều không phân biệt. Thấy ai nghèo khổ, đau, yếu thì thầy chạnh lòng.

                                    53.jpg

Tháng 5/2012, trong chuyến thầy Trí Không ra Hà Nội để giảng Pháp theo lời mời của thầy trụ trì một chùa ở Bắc Ninh thì được một Phật tử ở Gia Lâm tên Nguyễn Thị Cẩm, 40 tuổi, đã trên 20 năm sống bằng nghề xem bói và hầu đồng bóng. Nơi ở của chị có hẳn một phòng riêng thờ trên 10 bức tựng Cô mẫu, Thánh, Thần tương đối lớn. Nhưng cuộc sống của chị càng ngày càng gặp nhiều chướng ngại, chị cho rằng bị ma quỷ quậy phá. Chị Nguyễn Thị Cẩm đã tìm đến cầu thỉnh thầy Trí Không đến nhà xem vì sao và làm thế nào để chị bớt gặp chướng ngại được sống bình yên. Thầy Trí Không đã đi taxi cùng 2 Phật tử trẻ đi từ quận Hai Bà qua cầu Chương Dương đến phố Thạch Bàn quận Gia Lâm để thăm nhà Phật tử Nguyễn Thị Cẩm. Sau khi thầy gia trì cho chị và gia đình xong ra về, chị Nguyễn Thị Cẩm cúng dường thầy để bù vào tiền taxi nhưng thầy đã dứt khoát không nhận. Nhờ ánh sáng Phật do thầy Trí Không soi dọi, ngay hôm đó, tâm của chị Cẩm đã mở ra nhất tâm theo Phật. Chị đã gởi hết trên 10 bức tượng Mẫu, Thánh, Thần vào chùa chỉ dữ lại cho mình xâu chuỗi hạt. Rất nhiều người điện thoại xin chị xem bói và cúng giải hạn, chị đều từ chối và đổi số điện thoại khác. Đến nay, chị Cẩm vẫn tụng kinh niệm Phật hàng ngày và mở một quán tạp hóa làm kế sinh nhai bỏ hẳn nghề cũ.

                    29.jpg

 

                                                  NSƯT điện ảnh Minh Đức áo nâu bên phải

Sau những lần hành hương từ Nepal trở về, nhờ có thầy Trí Không luôn hướng dẫn tu học mà Phật tử mỗi lần đến đạo tràng như cảm thấy đang tu trì trong Tu viện. Do vậy, từ Việt Nam sang Sokhulumbu phải qua hàng ngàn dặm, nhưng khi trở về cố hương thì luôn thấy Thubten Cholling không xa. Mọi người vẫn tu theo Phật – Phật vẫn hàng ngày ở trong trái tim, trong trí não của từng người.


TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật