Thiền tông: một nhánh của Phật Giáo Nguyên Thủy trong các nước Phật Giáo Đại Thừa
Thiền tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy trong các nước theo Phật giáo Đại thừa. Những đặc điểm của thiền tông trên căn bản được tìm thấy không phải trong Phật giáo Đại thừa mà trong Phật giáo Nguyên thủy.
Người phương Tây biết Thiền Tông từ Nhật Bản, và Nhật Bản lại học thiền từ Trung Quốc. Vì Trung Quốc và Nhật Bản là các nước theo Phật giáo Đại thừa (Mahaayana) nên thiền tông cũng thường được xem là một nhánh của Phật giáo Đại thừa. Nhưng một vài sự kiện lịch sử và thực tế chứng minh rằng thiền tông là sự tiếp nối của Phật giáo Nguyên thủy (Theravaada), hình thức uyên nguyên nhất của Phật giáo. Mối quan hệ giữa Phật giáo Nguyên thủy và thiền tông chưa được các học giả chú ý vì những nguồn tài liệu gốc của Phật giáo Nguyên thủy chưa được dịch đầy đủ sang tiếng Anh, hơn nữa, một vài khía cạnh của Phật giáo Nguyên thủy đã bị giải thích lệch lạc trong các tác phẩm hiện đại. Phần đầu của bài viết này sẽ điều chỉnh những quan niệm sai lầm về Phật giáo Nguyên thủy. Phần thứ hai nhằm xác định nguồn gốc của thiền tông, và phần thứ ba sẽ chỉ rõ những điểm tương đồng trong kinh nghiệm tâm linh, phương pháp hành thiền, con đường giác ngộ, cách diễn tả của những bậc giác ngộ, và đời sống của các vị tu sĩ, giữa thiền tông và Phật giáo Nguyên thủy.