DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 7
Tổng truy cập: 0609596
Hình ảnh

Kinh

Dược Sư Đà La Ni Kinh

 DƯỢC SƯ PHÁP ĐÀ LA NI KINH

 
Xem tại thư viện

 

  • Tên sách : Dược Sư pháp Đà La Ni kinh
  • Tác giả : Thích Quảng Trí - Huyền Thanh
  •  

LỜI DẪN NHẬP

Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, tên Phạn là BHAISAIJYA GURU VAITÙRYA PRABHÀ RÀJÀYA TATHÀGATÀYA , dịch âm là Bệ Sái Xã Lũ Rô Bệ Lưu Ly Bát Lạt Bà Hát Ra Xà Dã Đát Đà Yết Đa Gia. Hoặc dịch đơn giản là Bột Sát Tử Dã Ngu Lỗ Phệ Nữ La Tát Tha Nghiệt Đa (Bhaisaijya Guru Vaitùrya Tathàgata_ Dược Sư Lưu Ly Như Lai) Hoặc Bệ Sái Xã Lũ Rô Đát Đà Yết Đa Gia (Bhaisaijya Guru Tathàgatàya_Dược Sư Như Lai) Hoặc Ma Ha Bột Sát Tử La Gia Một Đà (Mahà Bhaisaijya Ràja Buddha _ Đại Y Vương Phật) . Do Bản Nguyện của Ngài là : “ Cứu tất cả bệnh khổ cho các chúng sinh “ nên Ngài còn có tên là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật

Nguyên khởi của Đức Phật này không được rõ ràng vì có rất nhiều quan điểm khác nhau về Bản Tịch của Ngài như :

Ngài là Vị Như Lai đồng Thể khác Tên với Đức A Súc Như Lai (Aksobhya Tathàgata)

Ngài là Vị Như Lai đồng Thể khác Tên với Đức Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathàgata) trong Thai Tạng Giới

Ngài chính là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật (‘Sàkyamunàye Buddha)

Ngài chính là Đức Vô Năng Thắng Như Lai (Ajita Tathàgata)

Nếu căn cứ vào Chủng Tử của Đức Phật Thích Ca là BHA (矛) và Chủng Tử của Đức Phật Dược Sư là BHAI (丞) kèm với Tiểu Chú của Đức Phật Dược Sư là: ”Om hulu hulu candali matangi svàhà “ thì Ngài có tương quan rất mật thiết với Đức Phật Thích Ca vì Bài Chú này chính là câu Chú của Vô Năng Thắng Minh Vương (Ajita vidyaràja) là một Tôn Phẫn Nộ biểu thị cho Đức Giáng Phục Bốn Ma của Đức Phật Thích Ca

Do Đức Dược Sư Như Lai có thêm 6 Phân Thân để cùng nhau hóa độ 7 Thế Giới nên được Tôn Xưng là Thất Phật Dược Sư. Bảy Vị Như Lai này có tên là :

1 ) Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Quang Thắng ở phương Đông

2 ) Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, hóa độ Thế Giới Diệu Bảo Quốc ở phương Đông

3 ) Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, hóa độ Thế Giới Viên Mãn Hương Tích Quốc ở phương Đông

4 ) Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Vô Ưu Quốc ở phương Đông

5 ) Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, hóa độ Thế Giới Pháp Tràng Quốc ở phương Đông

6 ) Pháp Hải Thắng Sắt Du Hý Thần Thông Như Lai ( hoặc Tường Như Lai, hóa độ Thế Giới Vô Ưu Quốc ở phương Đông Pháp Hải Tuệ Du Hý Thần Thông Như Lai ) hóa độ Thế Giới Thiện Trú Pháp Hải Quốc ở phương Đông

7 ) Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, hóa độ Thế Giới Tĩnh Lưu Ly Quốc ở phương Đông

Căn cứ vào Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mệnh thì 7 vị Phật Dược Sư lại biểu thị cho 7 vì Sao Bắc Đẩu qua bài Kinh xưng tán và ghi nhận là :” Hàng năm nếu gặp tai ách thì lễ Kinh này 7 lạy “

Nam mô Tham Lang Tinh, thị Đông phương Tối Thắng Thế Giới Vận Ý Thông Chứng Như Lai Phật

( Quy mệnh Tham Lang Tinh là Vận Thông Ý Như Lai Phật của Thế Giới Tối Thắng ở phương Đông _ Phần Kinh bên dưới đều dịch tương tự như vậy )

Nam mô Cự Môn Tinh, thị Đông phương Diệu Bảo Thế Giới Quang Âm Tự Tại Như Lai Phật

Nam mô Lộc Tồn Tinh , thị Đông phương Viên Mãn Thế Giới Kim Sắc Thành Tựu Như Lai Phật

Nam mô Văn Khúc Tinh , thị Đông phương Vô Ưu Thế Giới Tối Thắng Cát Tường Như Lai Phật

Nam mô Liêm Trinh Tinh, thị Đông phương Tịnh Trụ Thế Giới Quảng Đạt Trí Biện Như Lai Phật

Nam mô Vũ Khúc Tinh , thị Đông phương Pháp Ý Thế Giới Pháp Hải Du Hý Như Lai Phật

Nam mô Phá Quân Tinh , thị Đông phương Lưu Ly Thế Giới Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật

 

Theo Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Kinh (Sapta Tathàgata purva pranidhàna vicesavistara) của Phật Giáo Nhật Bản thì Đức Phật Dược Sư có 7 Hóa Thân là:

1. Suvamabhadravimalaratnaprabhàsa

2. Agokottamagri

3. Dharmakirtisàgaraghosa

4. Abhijitbhiràja

5. Ratnagikhin

6. Suparik-n-tinamagri

7. Sabdaghosaràja

Có khi người ta thêm vào Đức Phật Thích Ca (‘Sàkyamuni) trở thành 8 vị Phật Dược Sư ( Không kể Phật Bhaisaijyaguru)

 

Phật Giáo Tây Tạng ghi nhận 8 vị Phật Dược Sư là:

1. Suparikirti tanama ‘srì

2. Svasaghosa

3. Suparna bhadra vimala ratna prabhàsa (Hay Supama bhadra vimala ratna prabhàsa)

4. A’sokattama ‘srì

5. Dharmakirti sàgaraghosa

6. Abhijnaràja

7. Bhaisajyaguru (Hay Bhaisajya guru vaidurya prabhàràja)

8. ‘Srijing ‘Sàkyamuni

 

Theo truyền thống Phổ Thông thì Đức Phật Dược Sư có 2 vị Hiếp Thị Bồ Tát (Hai Vị Nhất Bổ Xứ Bồ Tát theo hầu bên cạnh) là Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát ( Sùrya Prabha Vairocana Bodhisattva hoặc Sùrya Prabha bodhisattva_ Nhật Quang Bồ Tát ) và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát(Candra Prabha Vairocana Bodhisattva hoặc Candra Prabha Bodhisattva_Nguyệt Quang Bồ Tát). Tám vị Thị Giả Bồ Tát là Văn Thù Sư Lợi(Manju’srì) Quán Tự Tại (Avalokite’svara) Đại Thế Chí (Mahà Sthamà Pràpta_ Đắc Đại Thế) Vô Tận Ý (Aksayamatir) Bảo Đàn Hoa (Ratna Mandala Puspa) Dược Vương (Bhaisaijya Ràja) Dược Thượng (Bhaisaijya Samudgate) Di Lặc (Maitreya_ Từ Thị) . Mười hai vị Thần Tướng Dược Xoa làCung Tỳ La Đại Tướng (Kumbhìra) Phạt Chiết La Đại Tướng (Vajra) Mê Xí La Đại Tướng (Mihira) An Để La Đại Tướng (Andira) Ngạch Nễ La Đại Tướng (Majira) San Để La Đại Tướng (‘Sandira) Nhân Đạt La Đại Tướng (Indra) Bà Di La Đại Tướng (Pajra) Ma Hổ La Đại Tướng (Makura) Chân Đạt La Đại Tướng (Sindura) Chiêu Đổ La Đại Tướng (Catura) Tỳ Yết La Đại Tướng (Vikarala) cùng với 84000 Vị Dược Xoa Hộ Pháp làm quyến thuộc.

Riêng 12 vị Dược Xoa Thần Tướng thường được gọi là Dược Sư Thập Nhị Thần Tướng hoặc Dược Xoa Thập Nhị Thần Tướng. Mười hai Vị Thần Tướng này biểu thị cho việc ứng thuận với 12 Nguyện lớn của Đức Phật Dược Sư mà hóa hiện làm Yết Ma Thần gánh vác chúng sinh và hộ vệ cho mọi người. Do ý nghĩa ấy nên 12 vị Thần Tướng này được xem là phân thân của Đức Dược Sư Phật và cũng chính là 12 vị Thần Hộ Pháp của 12 Thời trong suốt ngày đêm, trong đó :

1 ) Tỳ Yết La ( Vikarala_Viên Tác Dược Xoa hay Cần Nộ Đại Tướng ) tức Tý Thần, thân màu vàng, cầm bánh xe báu, Bản Địa là Thích Ca Phật, Chủng Tử là chữ TÀ (出)

2 ) Chiêu Đổ La ( Catura_ Chấp Động Dược Xoa hay Hộ Thế Đại Tướng ) tức Sửu Thần , thân màu xanh lam, cầm cái chày báu, Bản Địa là Kim Cương Thủ Bồ Tát, Chủng Tử là chữ HÙM (猲)

3 ) Chân Đạt La (Sindura_ Chấp Tưởng Dược Xoa hay Chiết Thủy Đại Tướng) tức Dần Thần, thân màu vàng, cầm cây gậy báu, Bản Địa là Phổ Hiền Bồ Tát, Chủng Tử là chữ A (狣)

4 ) Ma Hổ La ( Makura_ Chấp Ngôn Dược Xoa hay Canh Phương Đại Tướng) tức Mão Thần, thân màu trắng, cầm cây Búa báu, Bản Địa là Đức Dược Sư Phật, Chủng Tử là chữ RA (先)

5 ) Ba Di La( Pajra_ Chấp Ẩm Dược Xoa hay Lang Long Đại Tướng) tức Thìn Thần, thân màu hồng, cầm cung tên, Bản Địa là Văn Thù Bồ Tát, Chủng Tử là chữ MA (亙)

            6 ) Nhân Đạt La ( Indra_ Chấp Lực Dược Xoa hay Đế Sử Đại Tướng) tức Tỵ Thần, thân màu hồng, cầm cây Mâu, Bản Địa là Địa Tạng Bồ Tát, Chủng Tử là chữ HA (成)

7 ) San Để La ( ‘Sandira_ Cư Xử Dược Xoa hay La Sát Đại Tướng ) tức Ngọ Thần, thân màu khói, cầm Loa ốc, Bản Địa là Hư Không Tạng Bồ Tát, Chủng Tử là chữ TRÀM (鈮)

8 ) Ngạch Nễ La (Majira_ Chấp Phong Dược Xoa hay Chính Pháp Đại Tướng) tức Mùi Thần, thân màu hồng đỏ, cầm mũi tên, Bản Địa là Ma Lợi Chi Bồ Tát, Chủng Tử là chữ MA (亙)

9 ) An Để La (Andira_ Chấp Tinh Dược Xoa hay Hộ Tỷ Đại Tướng) tức Thân Thần, thân màu xanh, cầm viên ngọc báu, Bản Địa là Quán Thế Âm Bồ Tát, Chủng Tử là chữ CA (弋)

10 ) Mê Xí La (Mihira_ Chấp Nghiêm Dược Xoa hay Hộ Pháp Đại Tướng) tức Dậu Thần, thân màu vàng, cầm chiếc vòng, Bản Địa là A Di Đà Phật, Chủng Tử là chữ HRÌH (猭)

11 ) Phạt Chiết La (Vajra_ Kim Cương Dược Xoa hay Kim Cương Đại Tướng) tức Tuất Thần, thân màu trắng, cầm cây Kiếm báu, Bản Địa là Đại Thế Chí Bồ Tát, Chủng Tử là chữ SA (屹)

12 ) Cung Tỳ La (Kumbhìra_ Cực Úy Dược Xoa hay Khả Úy Đại Tướng) tức Hợi Thần, thân màu vàng, cầm cái chày báu, Bản Địa là Di Lặc Bồ Tát, Chủng Tử là chữ GI (凡)

Tùy theo từng Dòng Phái mà hình trạng của 12 vị Thần Tướng này được tạo lập khác nhau kể cả tên Phạn và Chủng Tử

Đồ Tượng quyển 3, trang 7 ghi là :” Tý Thần ( Bhoghara )_ Sửu Thần (Sautura) _ Dần Thần ( Cindra )_ Mão Thần ( Makura )_ Thìn Thần (Bhayara)_ Tỵ Thần (Indra)_ Ngọ Thần ( Suramra )_ Mùi Thần ( Manira )_ Thân Thần (Andàra)_ Dậu Thần ( Mikhara )_ Tuất Thần (Vagira)_ Hợi Thần (Kimvira ) “

Đồ Tượng Quyển 7, trang 423 ghi nhận Tý Thần ( Vighara)_Ngọ Thần ( Saramra )_ Dậu Thần ( Migara ) _Tuất Thần ( Vagara ) còn lại thì giống Đồ Tượng Quyển 3

Đồ Tượng Quyển 7 , trang 426 và trang 427 ghi là :” Tý Thần ( Vikara )_ Sửu Thần ( Saudhura )_ Dần Thần ( Cintara )_ Mão Thần ( Mahura )_ Thìn Thần (Paira)_ Tỵ Thần ( Indra )_ Ngọ Thần ( ? )_ Mùi Thần ( Adira )_ Thân Thần ( Antira )_ Dậu Thần (Mekira)_ Tuất Thần ( Pacara )_ Hợi Thần ( Kuvira ) “

Truyền Thống khác ghi nhận là: “Tý Thần (Vikara), Sửu Thần (Aidhura), Dần Thần (Intara), Mão Thần (Mahura), Thìn Thần (Paira), Tỵ Thần (Indra), Ngọ Thần (Sandira), Mùi Thần (Adira), Thân Thần (Antira), Dậu Thần (Mekira), Tuất Thần (Pacara), Hợi Thần (Khumvira) “

Tên Phạn của 12 vị Thần Tướng nêu đầu tiên được Thượng Tọa ẤN THUẬN cùng với một số nhà học Phật ở Nhật Bản và phương Tây công nhận

 

HÌNH TƯỢNG :

Hình Tượng của Đức Phật Dược Sư có rất nhiều, tùy theo các thệ nguyện mà tạo ra hình trạng khác nhau

Dược Sư Niệm Tụng Nghi Quỹ ghi là :”Đức Như Lai, tay trái cầm bình thuốc gọi là Vô Giá Thù, tay phải kết Bảo Ấn, thân khoác áo cà sa, ngồi Kiết Già trên đài sen“

A Sa Phộc Sao ghi là :

_ Tay phải tác Thí Nguyện, tay trái kết Ấn Thí Vô Úy

_ Chưởng trái cầm viên ngọc báu, tay phải dơ lên nhẹ nhàng

_ Tay trái co ngón út đặt dưới rốn, tay phải cầm bình thuốc , kết Định Ấn

_ Tay cầm Y Bát, Tích Trượng

Giác Thiền Sao minh họa hình tượng Dược Sư Tam Tôn , trong đó Đức Phật đứng trên Tòa Sen, tay trái ngửa chưởng hơi co các ngón và duỗi thẳng ngón trỏ đặt ngang bụng, tay phải co khuỷu nghiêng chưởng ngón cái vịn ngón trỏ hướng chưởng về phía trái bên cạnh ngực.

Giác Thiền Sao minh họa hình tượng Dược Sư Bát Đại Bồ Tát , trong đó Đức Phật ngồi Kiết Già trên Đài sen, tay trái ngửa chưởng ôm bình thuốc đặt dưới rốn, tay phải co khuỷu kết Ấn Kiết Tường đặt bên cạnh ngực.

Phật Giáo Tây Tạng ghi nhận :” Đức Phật Dược Sư khoác áo Cà Sa kẻ ô, ngồi Kiết Già trên Đài sen báu, tay trái mở chưởng ôm bình thuốc đặt dưới rốn, tay phải kết Ấn Dữ Nguyện ( Ban bố ) “

Hoặc ghi nhận là:”Đức Phật Dược Sư có thân hình màu xanh Lưu Ly , tay phải kết An Tham Thiền đặt ngang đùi và giữ một bình thuốc, tay trái kết An Dữ Nguyện và cầm một nhánh cây Arura (nhánh cây Myrobolan)”

Phật Sống Tây Khang NẶC NA ghi nhận là :” Đức Phật Dược Sư có đầy đủ 32 tướng , thân khoác áo Cà Sa, tướng mạo giống như Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tay trái kết Định Ấn ôm cái bát, trong bát chứa đầy nước Cam Lộ để trị bệnh. Tay phải cầm quả Ha Tử dùng giáng 3 Độc ( Hình dạng giống như Thanh Quả ở Tây Tạng ) và duỗi tay ra đặt trên đầu gối “

Trung Hoa và Nhật Bản thường biểu thị Tôn Tượng Phật Dược Sư theo tư thế đứng hoặc ngồi, thân thếp vàng, tay kết An Vô Úy hoặc Dữ Nguyện. Ngoài ra còn minh họa theo dạng thức Dược Sư Tam Tôn (Phật Dược Sư ngồi giữa hai vị Bồ Tát Nhật Quang và Nguyệt Quang) Dược Sư Bát Đại Bồ Tát (Phật Dược Sư ngồi giữa 8 vị Thị Giả Bồ Tát)

Phàm việc cúng dường Đức Dược Sư Như Lai thì trong Miếu Thờ phải an trí 12 vị Thần Tướng Dược Xoa với hình trạng như sau :

1 ) Tỳ Yết La Đại Tướng (Vikarala) :Toàn thân màu xanh, hiện hình phẫn nộ, đầu đội mão con Chuột, tay phải buông xuống cầm cái chày Tam Cổ, tay trái làm động tác kéo ống tay áo phải

2 ) Chiêu Đổ La Đại Tướng (Catura) : Toàn thân màu đỏ, hiện hình phẫn nộ, đầu đội mão con Trâu , tay phải cầm cây Kiếm, tay trái mở chưởng cầm nắm mũi kiếm

3 ) Chân Đạt La Đại Tướng (Sindura) : Hiện dung mạo cười giận, đầu đội mũ con Cọp, tay phải nâng viên ngọc báu, tay trái cầm cái chuông nhỏ ( Bảo Đạc )

4 ) Ma Hổ La Đại Tướng (Makura) : Toàn thân màu xanh, hiện tướng phẫn nộ, tóc màu đỏ dựng lên cao, đầu đội mão con Thỏ, tay trái cầm cây Búa, tay phải nắm quyền đặt ở eo lưng

5 ) Ba Di La Đại Tướng (Pajra) : Thân màu trắng, dung mạo phẫn nộ, đầu đội mão con Rồng, tay trái cầm cây Cung, tay phải co lại gài lên

6 ) Nhân Đạt La Đại Tướng (Indra) : Toàn thân màu đỏ, đầu đội mão con Rắn, tay trái cầm cây Kích ba chỉa, tay phải co khuỷu mở chưởng đặt bên lồng ngực

7 ) San Để La Đại Tướng (‘Sandira) : Toàn thân màu đỏ, hiện hình phẫn nộ, đầu đội mão con Ngựa, tay trái cầm vỏ ốc ( Loa Bối ) , tay phải cầm cây Kích ba chỉa

8 ) An Di La Đại Tướng (Majira) : Toàn thân màu trắng, hiện hình phẫn nộ, đầu tóc dựng lên đội mão con Dê, tay phải cầm mũi Tên bằng lông vũ, tay trái nắm gốc mũi tên uốn cong mũi tên lông vũ thành hình cung

9 ) An Để La Đại Tướng (Andira) : Toàn thân màu đỏ, hiện tướng đại phẫn nộ, đầu đội mão con Khỉ, Tay trái co lại mở chưởng nâng viên ngọc báu, tay phải co khuỷu tay trước ngực mở chưởng hướng ra phía trước

10 ) Mê Xí La Đại Tướng (Mihira) : Toàn thân màu đỏ, hình diện phẫn nộ, đầu đội mão con Gà, Tay trái nắm quyền đè phía dưới bụng, tay phải cầm cái chày Độc Cổ

11 ) Phạt Chiết La Đại Tướng (Vajra) : Toàn thân màu xanh, hiện hình phẫn nộ, đầu tóc dựng lên đội mão con Chó, tay trái nắm quyền đặt ở eo lưng, tay phải cầm cây Kiếm

12 ) Cung Tỳ La Đại Tướng (Kumbhìra) : Toàn thân màu đỏ, hiện hình phẫn nộ, đầu đội mão con Heo, tay trái mở chưởng đặt ở eo lưng, tay phải cầm cây Đại Đao đặt ngang trên đầu

ẤN QUYẾT_ CHÂN NGÔN :

Thông thường khi trì tụng các câu Chân Ngôn của Pháp Dược Sư thì dùng tay trái kết Kim Cương Quyền Ấn (Co ngón cái vào trong lòng bàn tay đặt dưới gốc ngón vô danh rồi nắm lại thành quyền) để ngửa trên gối trái, còn tay phải dùng để lần tràng hạt tính biến số .

Ấn Quyết riêng của Phật Dược Sư là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật Ấn (Dược Sư Tâm Ấn) : Hai tay cài chéo các ngón trong lòng bàn tay rồi nắm lại thành quyền, bên phải đè bên trái , hai cổ tay cách nhau khoảng 5 thốn, dựng đứng hai ngón cái và đưa qua đưa lại. Ấn Quyết này được dùng khi trì tụng Đại Chú hoặc Tiểu Chú .

Đại Chú có tên gọi là Dược Sư Quán Đỉnh Quang diệt trừ nhất thiết chúng sinh nghiệp chướng bệnh khổ Đà La Ni hoặc gọi tắt là Dược Sư Phật Chú hay Dược Sư Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn . Chân Ngôn là :

NAMO BHAGAVATE BHAISAIJYA GURU VAITÙRYA PRABHÀ RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA ( Quy mệnh Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Ứng Cúng , Chính Đẳng Chính Giác )

TADYATHÀ ( Như vậy, liền nói Chú là) OM (Tam thân quy mệnh )

BHAISAIJYE ( Như thuốc. Đây là Quán Niệm Thiện Căn Dược, tức là thuốc trị Nghiệp Tật và biểu thị cho Ý MẬT )

BHAISAIJYE ( Như thuốc. Đây là Chú Dược, tức là thuốc trị Quỷ Tật và biểu thị cho NGỮ MẬT )

BHAISAIJYA ( Thuốc. Đây là Y Dược, tức là thuốc trị bệnh về 4 Đại và biểu thị cho THÂN MẬT )

SAMUDGATE ( Thượng Thắng, phát sinh tự độ tự tha )

SVÀHÀ ( Quyết định thành tựu. Nguyện xin Đức Dược Sư cho con quyết định thành tựu Chú này )

Công năng của Bài Chú này là : Nếu có người thường thọ trì Chân Ngôn này thì hay bứt nhổ tất cả tội nặng sinh tử của quá khứ trong thân, chẳng phải trải qua Tam Đồ (3 nẻo ác : Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Địa Ngục) miễn lìa cửu hoạnh (9 lọai tai nạn xảy xa bất thình lình) vượt mọi nỗi khổ

Theo Mật Giáo Tây Tạng thì Bài Chú trên có tên gọi là Dược Sư Phật Chú đồng thời có vài chỗ sai khác là :

OM NAMO BHAGAVATE BHAISAJYA GURU VAITÙRYA PRABHA RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAKSAMBUDDHÀYA (Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác)

TADYATHÀ ( Như vậy, liền nói Chú là )

OM ( Quy mệnh )

BHAISAJYE ( Như Thuốc )

BHAISAJYE ( Như Thuốc )

MAHÀ BHAISAJYA RÀJA ( Đại Dược Vương )

SAMUDGATE ( Thắng Thượng )

SVÀHÀ ( Ngài khéo nói như vậy )

Công đức của Bài Chú này chuyên trừ bệnh khổ, tăng thọ mệnh, miễn trừ nạn mưa đá, hay tiêu trừ tất cả tai nghiệp, sau khi chết được vãng sinh về Thế Giới Thanh Tịnh Lưu Ly, vĩnh viễn chẳng bị thoái chuyển, thẳng đến thành Phật

Tiểu Chú có tên gọi là Dược Sư Phật Tâm Chú . Chú là :

OM ( Tam thân quy mệnh )

HULU HULU ( Nhanh chóng, cực nhanh chóng )

CANDALI ( Tướng bạo ác )

MATAGI ( Tượng Vương, Voi chúa )

SVÀHÀ ( Thành tựu )

Lúc lễ bái Đức Dược Sư Như Lai. Miệng tụng Chân Ngôn này thì được phước báu, tiêu trừ tai nạn.

Mật Giáo Tây Tạng thì dùng câu :” OM BHAISAJYE BHAISAJYE MAHÀ BHAISAJYA RÀJA SAMUDGATE SVÀHÀ “ làm Dược Sư Phật Tâm Chú .

Chú này được dùng để gia trì vào Dược Vật để tác Pháp trị bệnh.

Phật Sống Tây Khang NẶC NA dạy rằng :” Phàm trị bệnh thông thường , lấy Dược Phẩm hoặc nước sạch, hoặc thực vật như quả Trám, Thanh Quả, hồng, táo, trà, gạo…. Một hai thứ rồi chân thành tụng Dược Sư Phật Tâm Chú 1080 biến, quán tưởng Đức Phật Dược Sư giáng lâm Đàn Trường. Do Ấn của chữ HỒNG (猲_ HÙM) phóng ra ánh sáng chiếu soi các Dược Vật. Gia trì như vậy xong, uống vào liền khỏi bệnh

Nếu trị các chứng ác hiểm, cố tật cho đến bệnh câm điếc, tất cả bệnh khó trị. Nên lấy Dược Vật đặt trong cái bình sạch, lấy giấy viết chữ HỒNG (猲_HÙM) xếp thành hình vuông, bọc giấy lụa màu hồng, lấy sợi dây tơ màu hồng cột buộc lại rồi đặt lên trên Dược Vật, đầu giấy để thừa một chút bỏ ở ngoài cái bình, dùng lụa màu hồng hoàng đậy miệng bình, lấy chỉ màu hồng lục cột luồn rồi đem cái bình đó cúng ở Tịnh Thất . Vào Đàn đốt hương lễ Phật, tay phải đặt ở vành ngoài cái bình, chân thành tụng Dược Sư Tâm Chú, quán tưởng Đức Phật Dược Sư giáng lâm Đàn Trường.

Trước hết, từ chữ HỒNG (猲_HÙM ) ở trong bình phóng ra ánh sáng cúng dường Đức Phật Dược Sư. Tiếp theo, từ chữ HỒNG (猲_HÙM) của Dược Sư Phật Tâm Ấn phóng ra ánh sáng cúng dường 10 phương Phật. Mười phương Phật cũng đều phóng ra ánh sáng tương ứng. Hai luồng ánh sáng tương ứng gặp nhau, hỗn hợp thành một. Mười phương Phật thảy đều biến thành Đức Phật Dược Sư, tất cả chúng sinh ở 6 nẻo của 10 phương với Ta gặp công đức của ánh quang minh này thảy đều tiêu diệt tội nghiệp, khỏi hết bệnh tật, hết thảy biến thành Đức Phật Dược Sư, tất cả đều tụng Dược Sư Phật Chân Ngôn . Như vậy một lúc, tưởng ánh sáng này quay trở lại nhập vào Dược Sư Phật Tâm Ấn tức chữ HỒNG (猲_HÙM) với chữ HỒNG (猲_HÙM) trong bình . Lúc này tất cả công đức của Dược Sư đều tụ ở trong cái bình khiến cho thuốc trong bình đều biến thành Cam Lộ, tất cả bệnh tật đều có thể trị lành. Lúc đấy dứt tuyệt Ngoại Duyên, chân thành trì tụng Dược Sư Phật Tâm Chú và phát Tâm Đại Bồ Đề cứu độ bệnh khổ của tất cả chúng sinh. Mỗi lần trì tụng nên đủ 1080 biến , nhiều hơn càng tốt. Cứ như thế 7 ngày, 21 ngày hoặc 49 ngày. Mỗi ngày tu Pháp : một Đàn, hai Đàn, ba Đàn đều được. Đợi đến mãn kỳ, đem ra dùng ắt không có bệnh gì không trừ ngay được. Nếu chuyên tu Pháp này dùng làm Thời Khóa thì công hiệu càng lớn. “

Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Kinh có ghi nhận bài “Thất Phật Dược Sư Chân Ngôn” là:

TADYATHÀ: KUME KUME, INIME NIHI , MATI MATI, SAPTA TATHÀGATA SAMÀDHI ÀDHISTHITE

ATE MATE PARIPÀPA ‘SODHANE, SARVA PÀPA NÀ’SAYA

BUDDHE BUDDHOTTAME, UME KUME BUDDHAKSATRA PARI’SODHANE

DHARMINI DHARME MERO MERO, MERU’SIKHARE, SARVA KÀLA MRTYU NIVÀRÀNI

BUDDHISU BUDDHE BUDDHA ADHISTHANENA RAKSATU ME

SARVA DEVÀ SAME ASAME, SAMAN-VÀ- HARANTU ME

SARVA BUDDHA BODHISATTVA ‘SAME ‘SAME PRA’SAMYANTU ME

SARVA ÌTÌ, UPADHÀVA

SARVA VYÀDHANA SARVA SATVÀNÀMCA PÙRANE PÙRANE PÙRAYA ME

SARVA À’SÀ VAIDÙRYAPRABHÀSE

SARVA PÀPA KSAYAM KARE SVÀHÀ

_ Thập nhị Dược Xoa Đại Tướng kết nguyện Thần Chú

NAMO RATNATRAYÀYA ( Quy mệnh Tam Bảo )

NAMO ( Quy mệnh )

KUMBHIRA ( Hợi Thần )

VAJRA ( Tuất Thần )

MEHIRA ( Dậu Thần )

ANDIRA ( Thân Thần )

MAJIRA ( Mùi Thần )

‘SANDIRA ( Ngọ Thần )

INDRA ( Tỵ Thần )

PAJRA ( Thìn Thần )

MAKURA ( Mão Thần )

SINDURA ( Dần Thần )

CATURA ( Sửu Thần )

VIKARALA ( Tý Thần )

NAMO BHAISAIJYA GURU VAITÙRYA PRABHÀ RÀJÀYA ( Quy mệnh Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương )

TADYATHÀ ( Liền nói Chú là )

BHAISAIJYE ( Thuốc trị Nghiệp Tật )

BHAISAIJYE ( Thuốc trị Quỷ Tật )

BHAISAIJYA ( Thuốc trị bệnh 4 Đại )

SAMUDGATE ( Phát sinh thắng thượng tự cứu mình cứu người )

SVÀHÀ ( Quyết định thành tựu )

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện gặp phải nhiều chướng ngại, bị tất cả bệnh tật. Sản phụ bị tai ách lúc sinh sản… nguyện cầu mong chuyển họa thành phước và ngăn trừ bệnh nạn khó trị do Quỷ Thần gây ra. Hãy dùng chỉ Ngũ Sắc buộc thành sợi dây rồi gia trì Chú này vào, xong buộc lên cổ tay, cổ chân, eo bụng… của bệnh nhân. Nhưng vẫn nên thỉnh 7 vị Tăng, xây dựng Đạo Trường, làm Tượng Bản Tôn, viết Kinh Dược Sư, hành đạo 6 thời, tạo 7 tầng đèn, phướng Ngũ Sắc dài 49 xích. Mỗi ngày chuyển Kinh 49 lần, phóng sinh 49 mạng chim cá (Sinh vật sống dưới nước với loài sống trên bờ) ân cần cúng dường hoa quả trái theo từng mùa. Chú lên dây Ngũ Sắc và phát nguyện. Lại dùng Ấn Chú gia trì lên dây đủ 49 biến Chú thì kết 49 gút (1 biến Chú kết 1 gút) để làm dây đeo thì bệnh nạn ắt khỏi.

Ấn Quyết của câu Chú trên có tên gọi là Nhất Thiết Dược Xoa Pháp Ấn : Đem 4 ngón tay phải hướng ra ngoài câu móc 4 ngón của tay trái. Dựng thẳng cứng 2 ngón cái rồi đưa qua đưa lại. Câu Chú trên có thể đọc tắt là :” OM KUVERA SVÀHÀ “ hoặc : ” OM KUMBHÌRA VAJRA SVÀHÀ “ hoặc :” OM KUMBHÌRA SVÀHÀ “. Ấn Chú này còn được dùng để kêu gọi chư vị Dược Xoa Đại Tướng vào Đàn để nhận sự cúng dường.

Tuy trong tập ghi chép này có minh họa một số công năng của Pháp Dược Sư, nhưng điều cần lưu ý là người tu trì Pháp này muốn được sự linh nghiệm thì luôn luôn phải giữ gìn giới hạnh cho thật tinh khiết, luôn luôn ghi nhớ và thực hành lời khuyên dạy của Đức Phật là :

“ Đừng làm việc ác

Luôn làm việc lành

Tự tịnh Tâm Ý

Phật dạy như vậy “

Nhiều năm trước đây tôi được Thầy Thích Quảng Trí chỉ dạy và khuyến khích tôi biên dịch một số Kinh Quỹ liên quan đến Pháp Dược Sư đồng thời Thầy cũng trao cho một số bài dịch về Kinh Quỹ Dược Sư nhằm giúp cho người tu học Phật Pháp có tài liệu nghiên cứu. Nhưng do thiếu sót tài liệu nên tập ghi chép lúc đó có nhiều chỗ thiếu sót và sai lầm.

Sau này nhờ Thầy Pháp Quang, em Nguyễn Hoàng Triệu , con trai tôi (Nguyễn Vũ Tuân) đã truy tìm được một số tài liệu có liên quan đến Pháp Dược Sư nên tôi có thể sửa chữa những chỗ sai lầm và thiếu sót trong tập ghi chép ấy.

 

Mọi sai sót trong tập ghi chép ấy, con xin cúi đầu sám hối trước Tam Bảo và xin các vị đã đọc tập ghi chép ấy rũ lòng Từ Bi bỏ qua cho lỗi lầm của tôi.

Hết thảy Công Đức có được trong tập ghi chép này, con xin hồi hướng đến Hương Linh của Thân Phụ (Nguyễn Vũ Nhan) Thân Mẫu (Vũ Thị Ni) là hai bậc ân nhân đầu tiên của con

Con xin chân thành hồi hướng mọi Công Đức có được đến các Thầy Thích Quảng Trí, Thích Pháp Quang là các bậc Thầy luôn theo dõi và thúc đẩy con tìm học Phật Pháp cho chính đúng.

Tôi xin cám ơn em Nguyễn Hoàng Triệu, em Nguyễn Chí Cao, em Diệu Lý (Nguyễn Thị Mông Lý) , các con trai tôi (Nguyễn Vũ Tuân Nguyễn Vũ Nguyên) đã phụ giúp phần scand các hình ảnh , đánh bản Vi Tính, hỗ trợ tài liệu cho tôi hoàn thành tập ghi chép này.

Tôi cũng xin cám ơn người bạn đường Ngọc Hiếu (Vũ Thị Thanh Hà) đã và luôn hỗ trợ cho tôi an tâm tìm hiểu Giáo Pháp Giải Thoát của Đấng Phật Đa.

 Cuối cùng nguyện xin Tam Bảo và các vị Hộ Pháp hãy ban rải Thần Lực giúp cho các bậc ân nhân của con và    tất  cả chúng Hữu Tình mau chóng tránh được mọi lỗi lầm và thực chứng được Chính Pháp Giải Thoát

Mùa Đông, năm Mậu Tý (2008)

HUYỀN THANH (Nguyễn Vũ Tài) kính ghi


TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật