DANH MỤC CHÍNH
HỎI ĐÁP

0984858116
Đại Đức Thích Trí Đạt
LỊCH VẠN NIÊN
THỐNG KÊ
Số người Online: 6
Tổng truy cập: 0384484
Hình ảnh

Phật pháp

Cái nhìn của một hành giải về Bộ Đại Thủ Ấn ( MAHAMUDRA )

Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập. Đây là sự kiện tối hệ trọng, vì qua đó, hành giả cũng được Quán đảnh để ấn chứng cho cuộc hành trình trở về Chân Tâm. Con đường giải thoát đạt đến Chân Tâm, Tánh Không thì Hiển giáo có Bát Nhã, Lăng già v.v. . Các Tông phái đều có một Bộ Kinh đặc biệt làm chỗ y cứ trong quá trình tu  chứng, riêng về Mật giáo, Đại Thủ Ấn dược liệt vào bổn Kinh tối thượng rốt ráo, phản ảnh cảnh giới nội tâm của những hành giả Du già.

         Nhiều nhà nghiên cứu về Mật giáo Việt Nam đã nêu thắc mắc về Đại Thủ Ấn là gì? Tại Việt Nam có không? Đại Thủ Ấn quan trọng như thế nào đối với con dường trở về của hành giả? Tại sao phải trao truyền Đại Thủ ấn?

Đại Thủ Ấn được chúng tôi dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Six Yogas of Naropa & Teaching of Mahamudra” chuyển dịch và chú giải bởi Garmas C.C. Chang, nhà xuất bản Snow Lion Publications, Ithaca, NY năm 1963. Đại Thủ Ấn được Thầy Phước Sơn (Hoa kỳ) địch là Đại Biểu Tượng, còn trong Bộ Thiền Đạo Tu tập của Chang Chen Chi được dịch là Đại Không Thủ Ấn. Tuy nhiên, trong bản dịch nầy, chúng tôi vẫn để nguyên nghĩa là Đại Thủ Ấn ( Maha: Đại, Mudra: Ấn ). Chúng tôi đã dịch Bộ Kinh nầy vào năm tháng 07.1995 và được in chung với Bộ Kinh Bảo Tất Địa Thành Phật Đa-la-ni thuộc Tủ Kinh Mật Tạng, trang 107 đến 129, do gia đình chúng tôi ấn tống. Nay, đính kèm theo trong tập nầy để làm tài liệu nghiên cứu cho những ai cần thiết. Đây là tiếng vỗ của bàn tay, tiếng Lăng già êm diệu và tiếng của sự im lặng dậy sóng Hải Triều Âm để đưa Ấn lưu xuất từ Bổn tâm thanh tịnh, nên cũng gọi là Tâm Ấn. Mặt trời Tâm nầy hiển bày Pháp Giới Thể Tánh Trí, qua đó, vị Thượng sư nhìn thấy và cùng dắt tay người đệ tử thong dong trong ba cõi để độ sinh.

Khi anh không còn gì để nói nữa

Tôi thật sự đã hiểu anh

Khi chúng ta hoàn toàn im lặng

Tôi với anh không còn đường nào ngăn cách

Một sáng sớm, dắt tôi đi trên cỏ xanh mênh mông,

còn đọng ướt hơi sương

Anh đã cười và tôi cũng cười

Khoảng bầu trời nầy, anh nói

Nắng đang đến và mặt trời có mặt

Trần gian nầy, tôi yêu thương

Vì anh và tôi, còn đường nào ngăn cách

Như cả bầu trời, vẫn mênh mông màu xanh biếc

Anh và tôi cùng cười. . .


         Đại Thủ Ấn là bộ Kinh cô đọng lại toàn vẹn tư tưởng của Hoa Nghiêm và bộ Đại Bát Nhã, hoặc cũng chính là bài Tâm Kinh Bát Nhã.

         Đại Thủ Ấn là đòn bẩy phóng ngươi hành giả vào vùng trời bao la của Chân Tâm để nhận thức rằng Thể Tánh của Tâm là “Trống Rỗng”, vì Tánh Không nên Đức Phật đã bốn mươi chín năm lặn lội qua mọi nẻo đường để truyền bá ánh sang Giác ngộ. Vì Tánh không nên Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma phải quay vào vách ( Diện Bích quán) trong suốt chín năm trời và vì Tánh không, nên Thiền sư Lâm Tế mới đi vào : “Vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp”. Đọc Bộ Kinh nầy, cần phải trang bị đầy đủ tư lương của Bát Nhã, nếu không sẽ bị rơi xuống vực sâu của Tánh Không, không một chỗ bám víu, không một pháp nào tồn tại, tất cả đều rơi rụng, cuốn hút trong Thể Tánh Tỳ-lô-giá-na.

         Tại Tây phương vào cuối thế kỷ XX về mặt tâm linh đã tiến đến một chặng đường dài, ngoài sự tiến bộ về khoa hoc, vấn đề tôn giáo cũng đã kinh qua nhiều khám phá tu tập, tuy nhiên, nếu “Khoa học không có lương tâm, chỉ làm bại hoại tâm hồn”. Khoa học càng tiến bộ, chấp ngã thủ cũng theo đà đó tăng triển, nếu như phần tâm linh không chế ngự được, thì nhân loại chỉ thêm đau khổ mà thôi.

         Vẫn biết rằng tài hèn, trí kém, hơn nữa sở học chưa đi đến đâu, nhưng vì nghĩ rằng Bộ Kinh nầy rất cần thiết cho những hành giả tu tập Mật giáo và hơn nữa, giúp tài liệu tham khảo cho nhóm Liên Hoa, chúng tôi đành xin mạn phép được dịch bản Kinh nầy. Xin các bậc cao minh, trí giả vui lòng chỉ giáo thêm.

Thành thật cám ơn rất nhiều.

Cư sĩ Liên Hoa xin bái tạ.

07.1995

TIN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Hình ảnh nổi bật