Theo truyền thống, các sự hiểu biết (vidyas - minh) của người Ấn độ cổ được chia thành ngũ minh chính và ngũ minh phụ (thập minh). Tuy nhiên, như đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu đã giải thích, năm danh mục chính đó chứa nhiều sự phức tạp và vi tế hơn so với tên gọi của chúng. Chỉ nghĩ về chúng như năm điều hoặc năm mục sẽ là thiếu chính xác, chúng ta sẽ hiểu sai về ngũ minh. Minh (Vidyas) là một từ ngữ Ấn Độ cổ xưa, nó được sự dụng trong nhiều văn cảnh khác nhau để nói lên những điều khác nhau. Đặt riêng ra, nó trái nghĩa với sự không hiểu biết còn được gọi là Vô minh (a-Vidyas) hoặc tối tăm. Có thể nói rằng Minh đại diện cho chân lý cốt lõi của mọi điều hoặc đại diện cho những gì sáng sủa và tốt đẹp. Tôn giả Akou Lamo Rinpoche trong cuốn Đức Phật Kim Cương Trì III tuyên bố điều đó rất rõ ràng: “Mọi thứ trong vũ trụ có thể được phân loại thành năm khía cạnh của sáng và tối. Phát triển mọi thứ tốt trong vũ trụ và mang lại lợi ích cho chúng sinh được coi như ‘sáng’. Những thứ gây rối ren và là xấu ác được coi là ‘tối ’. Đây là ý nghĩa thực sự của Ngũ Minh mà Đức Phật đã nói.”
Ngũ minh trong văn cảnh Phật giáo mô tả những nguyên lý nền tảng của vũ trụ. Chúng toàn diện và sâu sắc và bao gồm đầy đủ tất cả mọi thứ trong vũ trụ có sự sống hoặc không có sự sống, cả tinh thần lẫn vật chất. Mọi thứ - vạn pháp - đều nằm trong ngũ minh. Tất cả những sự vật hiện tượng hữu tướng hay vô tướng, hữu vi lẫn vô vi trong toàn vũ trụ đều được diễn tả trong ngũ minh. Điều cốt yếu là phải hiểu và làm chủ chúng nếu muốn đạt được đầy đủ quyền năng của Phật pháp. Bạn thậm chí có thể nói rằng chúng là Phật pháp. Bởi vì Phật pháp bao hàm tất cả các chân lý, trong đó có cả những chân lý của khoa học hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nói một cách nghiêm ngặt, những chân lý này không phải là chân lý Phật giáo hoặc chân lý thuộc về Phật giáo. Chúng là những nguyên lý cơ bản của sự thật và bản chất tự nhiên của mọi hiện tượng. Chúng mô tả toàn bộ tương quan Chân lý của Vũ trụ. Không thể tồn tại Minh thứ sáu. Chi có năm và năm cái đó bao hàm tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao Ngài nói với chúng ta rằng thật là sai lầm nếu chỉ đề cập tới ngũ minh như năm ngành khoa học hoặc những lĩnh vực kiến thức..
Người Trung Quốc dịch ngũ minh là “wu-ming”, được dịch là “năm sự sáng”. Ký tự cho chữ “minh” trong tiếng Trung được viết từ những ký tự nhật (mặt trời) và nguyệt (mặt trăng) đại diện cho nguồn gốc của tất cả sự sáng. Những nguyên lý diễn tả bởi năm lĩnh vực này thể hiện sự rõ ràng của môn khoa học chân chính về sự giác ngộ. Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu thường nói về “sự sáng ” này. Có lần Ngài đã bộc lộ mối quan ngại về việc truyền giảng Phật pháp không đúng đắn sẽ là nguyên nhân thế giới mất đi ánh sáng này. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hết sức cẩn thận trong việc truyền pháp này. Việc hiểu những nguyên lý này sẽ giúp một người có đầy đủ sức mạnh kỳ diệu của “Tấm gương quý” của Phật pháp. Khi ai có thể hiểu năm nguyên lý này, họ sẽ hiểu mọi thứ và có thể làm được bất cứ điều gì! Có rất nhiều tấm gương được đưa ra trên website này nói về việc làm thế nào sự sáng này có thể bộc lộ trong thế giới ngày nay bởi Ngài và những đệ tử cao cấp của Ngài.
Những dòng phái Phật giáo khác và cả những tổ chức không phải Phật giáo chỉ hiểu về một vài khía cạnh về những kiến thức này, nhưng chỉ có một vị Phật mới có thể hiểu những chân lý tổng thể trong sự toàn thể của chúng. Hiểu biết này là sự tỉnh thức của Đức Phật – “Sự giác ngộ” của Ngài. Năm nguyên lý này tồn tại trước thời Đức Phật và nó không bị thay đổi hoặc được thay thế bởi sự xuất hiện của Ngài. Tuy nhiên, Đức Phật đã có khả năng lĩnh hội sự thật sâu nhất bên trong của những nguyên lý và bởi vậy, Ngài có được các quyền năng của chúng. Đó là một phần ý nghĩa của từ Phật pháp. “Pháp” là một thuật ngữ tiếng Phạn có thể có nhiều ý nghĩa trong những văn cảnh khác nhau. Nó thường được coi là lời dạy cao quý của Đức Phật (đôi khi viết hoa là “Pháp”), nhưng nó cũng thường có nghĩa là tất cả các hiện tượng hoặc nguyên lý phổ quát đằng sau tất cả hiện tượng. Khi bạn hiểu ý nghĩa của Phật pháp, bạn có thấy rằng những ý nghĩa này không khác nhau.
Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu đã đưa ra một số ví dụ về những nguyên lý này trong những bài giảng pháp khác nhau. Ngài sử dụng những hiện tượng mà tất cả chúng ta có thể thấy trực tiếp bằng khả năng nhận thức của mình để giải thích từng Minh, nhưng Ngài dạy rằng điều này còn áp dụng với mọi sự trong toàn vũ trụ. Ví dụ Minh thứ tư (Nhân minh) thường được dịch là “logic” nhưng nó không phải là thứ logic trong quan niệm của phương Tây. Nó là logic của Luật Nhân quả. Hiểu về nguyên lý này, bạn có thể thấy cả quá khứ (nhân) và tương lai (quả). Ngài chỉ vào một ngọn đèn và giải thích rằng bóng tối và ánh sáng của ngọn đèn tạo ra những nghiệp báo khác nhau. Có một nghiệp báo nếu ngọn đèn chiếu sáng và một nghiệp báo khác khi nó bị tắt. Khi ngọn đèn ở trong những vị trí khác nhau nó sẽ tạo ra những nghiệp báo khác nhau. Ngài cũng cầm một tách trà và giải thích nhân và quả của việc uống trà. Việc mở nắp của tách trà là nhân. Hơi hoặc hơi nước bốc lên khỏi trà là quả. Cầm lấy tách trà trong tay và mang tới miệng uống là nhân. Sự thỏa cơn khát là quả. Ngài đưa ra rất rất nhiều ví dụ cách các nguyên lý này vận hành ,từ các nhân mà quả thể hiện trong việc một sợi tóc rơi cho tới cộng nghiệp của các quốc gia hoặc nhóm người mà quả thể hiện trong cả sự hưng thịnh hay thảm họa. Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu dạy rằng: “Tất nhiên, thuyết nhân quả liên quan tới tất cả vật chất và tất cả các pháp, tất cả các cấp độ của sự vật hiện tượng có điều kiện và không điều kiện, toàn bộ mối quan hệ logic giữa chúng, mối quan hệ của nhân và quả… ” Những gì mà Nhân Minh bao trùm là không thể đo đếm được.
Mặc dù Minh đầu tiên (Y phương minh) được biết đến như là y thuật hay kiến thức chữa bệnh và bao hàm tất cả các khía cạnh của những gì chúng ta thường nghĩ về y học như chẩn đoán bệnh và những phương thức chữa bệnh khác nhau, nó cũng liên quan đến bất kỳ trường hợp nào khi bạn gặp một cái gì đó thô ráp và sau đó trau chuốt và sửa nó. Nó liên quan đến tất cả các trường hợp khi một cái gì đó đi từ trạng thái tồi tệ sang trạng thái tốt hơn. Y phương minh bao gồm tất cả các hoạt động giúp cải tiến một tình huống hay một điều gì đó. Ví dụ, sửa một bản thảo, sửa một chiếc đồng hồ, hoặc bất kỳ sự điều chỉnh , sửa chữa, thay đổi, hoặc hành động làm tăng chất lượng của một điều gì đó là một phần của Minh này. Bất cứ điều gì được trau chuốt hoặc thay đổi cho tốt được coi là một phần của Y Phương Minh theo cách hiểu truyền thống về nguyên lý phổ quát này . Đức Phật Kim Cương Trì III Ko Yeshe Norbu đã đưa ví dụ sau đây: "Zhaxi Zhuoma Rinpoche đã ghi chép lại buổi giảng pháp này. Khi bà trở về và trau chuốt lại những gì đã ghi chép để đưa lên a trang web này - đó là Y phương minh. Nếu bà thuyết giảng về các ghi chép này, bà sẽ sử dụng khả năng về âm thanh (Thanh minh) của mình để truyền giảng chúng."
Minh thứ ba là Thanh minh không đơn giản chỉ liên quan đến ngôn ngữ hay tiếng hát. Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu giải thích rằng “Ca hát chỉ là một phần của Thanh minh. Thanh minh bao gồm tất cả các loại âm thanh, ví như âm thanh của hơi thở, âm thanh của động đất, âm thanh của một núi lửa phun trào, âm thanh của các loại súng cầm tay, âm thanh của cơn gió vi vu trong rừng, âm thanh của sóng gầm, âm thanh của chiếc còi hơi trên thuyền, âm thanh của côn trùng vo ve, tất cả các âm thanh hỗn hợp của tự nhiên trong vũ trụ như âm thanh của nước chảy, âm thanh của chúng ta trao đổi, nói chuyện, tụng đọc…Tất cả âm thanh đã tạo ra bởi những thứ có thể tạo ra âm thanh và có khả năng làm vui lòng chúng sinh cũng bao gồm trong Thanh minh. Nó cũng có thể bao gồm những dấu hiệu tay hoặc những dạng giao tiếp khác. Nói một cách rộng hơn, nó cũng bao gồm khả năng giao tiếp với các loài khác và các loại chúng sinh trên trái đất và ở cảnh giới xa hơn. Đức Ngài hỏi, “Làm sao có thể nói rằng Thanh minh chỉ đơn giản là lời nói? Phiên dịch như vậy thì thật tồi! Âm thanh của mưa là một phần của Thanh minh . Tất cả âm thanh thú vị và bất kỳ âm thanh nào đem lại lợi ích cho chúng sinh phát ra từ những sinh vật có sự sống hoặc những vật không có sự sống tạo thành Thanh minh.”
Zhaxi Zhuoma Rinpoche đã hỏi Ngài, nếu một nhạc sĩ nhạc jazz thực sự có hứng thú với những bức thư pháp của Ngài, bị cuốn hút theo nhịp điệu nét bút cho dù anh ta không biết tiếng Trung, liệu anh ta có thể “nghe” được chúng? Bà được trả lời rằng “Có.”. Có một năng lượng có thể cảm nhận và nghe giống như khi nhìn và nó được thể hiện trong Thanh minh .
Minh thứ hai thường biết tới như là Công xảo minh ( sự khéo léo), khả năng về chế tác hoặc nghệ thuật và công nghệ, nhưng chúng còn nhiều hơn thế. Nó không chỉ liên quan đến khả năng sáng tạo các công trình nghệ thuật, như điêu khắc hoặc hội hoạ , hoặc sự đổi mới công nghệ, mà còn liên quan đến bất cứ thứ gì bạn thể hiện bản thân từ việc làm một điệu bộ trên mặt như nhếch lông mày trong khi cười cho tới việc trang trí cho bộ quần áo bạn mặc. Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu nhắc nhở chúng ta rằng nếu nói một cách ngây ngô rằng Minh này chỉ bao gồm công việc vẽ tranh thì thật sai lầm. “Công xảo minh thật hơn nhiều so với việc vẽ đơn thuần. Nếu nó chỉ là việc vẽ tranh, thì phải chăng Nghệ thuật điêu khắc không phải thuộc Công xảo minh? Phải chăng Nghệ thuật điêu khắc phong cảnh cũng không thuộc Công xảo minh? Phải chăng việc thiết kế và may mặc quần áo không phải là một phần của Công xảo minh? Tất cả những cái đó trong thực tế đều là Công xảo minh. Như tai đã nói lúc trước, việc cắt tóc hoặc tạo mẫu tóc cũng là một phần của Công xảo minh. Cách một người mẫu đi lại trên sân khấu cũng là một phần của Công xảo minh. Đó là một dạng của trình diễn nghệ thuật. Mọi thứ đẹp và nghệ thuật đều được chứa trong Công xảo minh. Bất kể điều gì mang lại sự hưng phấn và hạnh phúc cho con người đều là một phần của Công xảo minh. Việc ngồi trong một tư thế trang nghiêm, thẳng như chuông, hoàn toàn đúng với phong thái của một thành viên trong tăng đoàn, cũng là một phần của Công xảo minh. Công Xảo Minh chứa đựng sự biến đổi đa dạng. Một cách ngắn gọn, những điều gì mà biểu hiện của nó là tốt đẹp và nghệ thuật thì nó là các phần của Công xảominh. Con phải hiểu những điều này!"
Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu nói với một trong nhữngvị rinpoche đang có mặt : “Con đang cười bằng đôi môi hơi mím lại. Lúc đó, biểu hiện của con là một phần của Công xảo minh. Sự chân thật của cái con biểu lộ ra bên ngoài và cái con cảm thấy bên trong là tất cả các phần của Công xảo minh. Nếu con không có một cảm giác nào đó bên trong, thì con đã không cười bằng đôi môi mím lại. Trong trái tim và tâm trí, con đã thiếu nghệ thuật. Con chỉ biết cười như vậy. Thế nên, con thiếu khéo léo. Công xảo minh đại diện hai mặt là biểu hiện bên ngoài và tinh thần của chúng ta. Tinh thần của chúng ta được hàm chứa trong Công xảo minh. Lấy một thí dụ, trường hợp một người nào đó có một tinh thần tràn đầy . Thế nào là tràn đầy? Như một người rất tự tin. Anh ta cảm thấy rằng tinh thần anh ta thể hiện rất tốt đẹp. Đây là một phần của Công xảo minh. Một vài diễn viên biểu diễn trên sân khấu hơi sợ sệt. Mặc dù trên bề ngoài họ trình diễn rất khéo léo, tinh thần họ lại thiếu khéo léo. Khi một người lên sân khấu, không chỉ thể hiện tốt mà họ còn tràn đầy tinh thần. Họ nghĩ rằng họ chắc chắn là người tốt nhất. Tinh thần của họ rất cao. Tinh thần này là một phần của Công xảo minh. Điều này vô cùng sâu sắc.
Minh thứ năm, Nội minh là khó hiểu nhất và chỉ có ở Phật giáo. Nó thường được định nghĩa là sự chứng ngộ bên trong. Ví dụ, Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu có thể sử dụng những kỹ năng bên trong hoặc sự chứng ngộ để hiểu mọi vấn đề trong vũ trụ như lòng bàn tay. Điều này bao gồm mọi thứ về tất cả các chúng sinh có tri giác và tất cả những thứ không có ý thức (vô tri). Ngài có thể trả lời câu hỏi về ngũ minh của Zhaxi Zhuoma Rinpoche bằng những phương tiện của khoa học bên trong này. Khả năng nội minh của Ngài được chuyển thành trí tuệ. Sau đó Ngài sử dụng kỹ năng nói chuyện để truyền tải câu trả lời. Ngài dạy chúng ta rằng Nội minh đề cập tới sức mạnh của sự chứng ngộ nêm trong. Ngài nói, “Những sức mạnh của sự chứng ngộ là rất thâm sâu. Có những lễ quán đảnh Mật tông. Ở cấp độ cao nhất, nó bao hàm toàn bộ năng lực giác ngộ vĩ đại, vô hạn, toàn hảo của đức Phật. Nó có khả năng dấu ngọn núi Sumeru trong một hạt cải . Tất cả thành phần của sự thực chứng bên trong thuộc về Nội minh. ” Có người nói, ‘Nội minh thực sự là những sức mạnh phi thường!’ Nó bao gồm trạng thái thành tựu của chư Phật và Bồ tát.Trạng thái giác ngộ và thực chứng này cũng nằm trong Nội minh. Hiểu về tâm và nhìn thấy bản tính tự nhiên của mình là một trạng thái thực chứng thuộc về Nội minh .”
Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu giải thích rằng một vài hành động được kết nối với nhiều hơn một Minh. Ví dụ, lấy một người thợ cạo tóc hoặc tạo mẫu tóc làm ví dụ. Hành động cắt tóc thuộc về Công xảo Minh. Tuy nhiên, nói về từ mái tóc xấu sửa thành đẹp đó là Y phương minh. Một ví dụ khác, một chiếc ô tô bị hỏng. Khi một người thợ sửa ô tô nhận cái ô tô hỏng và sửa, đó gọi là Y phương minh . Một ví dụ khác, khi có sự mất cân bằng thời tiết và trời không mưa. Một vài phát đạn bắn lên trời kích thích mây dẫn đến mưa. Phương pháp giải quyết vấn đề này là một loại chữa bệnh cho trái đất. Nó cũng thuộc Y phương minh . Ví dụ khác sẽ nảy sinh khi các vấn đề phát sinh trong quá trình thiền định của bạn. Chỉ dẫn của vị thầy sẽ dẫn bạn quán tưởng chính xác và chỉ cho bạn cách làm thế nào không bị bám chấp vào hiện tượng. Đó là thuộc về Y phương minh . Nói ngắn gọn, Y Phương Minh bao gồm cái rất lớn trong vũ trụ cũng như cái rất nhỏ như hạt bụi.
Bởi vậy, Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu dạy chúng ta rằng Ngũ Minh không phải là năm mục của khoa học hoặc hiểu biết. “Nếu bạn chọn ngẫu nhiên bất kỳ một cái nào trong Ngũ Minh. Nó sẽ chứa đựng hàng ngàn thành phần khoa học. Chỉ chọn một phần rất nhỏ bé bất kỳ trong Ngũ Minh, và bạn sẽ thấy rằng nó bao hàm hàng ngàn bộ môn khoa học. Vậy có phải chăng việc đặt Ngũ Minh như năm loại khoa học là một dạng coi thường Phật pháp? Chúng ta nên chỉ ra cho bất kỳ người nào trong hiện tại và quá khứ mà nói về Ngũ Minh theo cách này, cho dù đó là một vị Pháp vương, một rinpoche vĩ đại, hoặc một đạo sư vĩ đại, vì người đó không thể thể hiện được những giáo lý tâm ấn của đức Phật. Làm chủ Ngũ Minh là sự thực chứng toàn hảo của Đức Phật cao quý. Đó là một thành tựu sáng lạng có thể được thể hiện. Đây chính là Ngũ Minh.”
Chỉ một Pháp vương vĩ đại hoặc một vị Phật mới có thể hiều biết và diễn giải những nguyên lý này trong sự toàn thể của chúng. Khi Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu đưa những bài giảng khởi đầu, làm nền tảng cho website này , hàng chục đệ tử trong phòng đã phấn khởi và vô cùngtán thán . Đó là một dịp rất tốt đẹp và tuyệt vời. Một bài pháp thoại thứ hai về chủ đề này sau đó đã được ghi lại và cung cấp cho nhiều đệ tử.
Kinh sách Phật giáo nóicho chúng ta biết về những thành tựu mà một vị thầy Kim Cương thật sự phải cóNhững kinh điển này nói rằng một người thành tựu thì sẽ xuất sắc trong cả Ngũ Minh, tuy vậy hầu hết những người tự xưng là các bậc thầy không thể biểu lộ khả năng ở tất cả các Minh . Thậm chí những pháp vương nổi tiếng trong lịch sử cũng không thể đạt tới cấp độ mà Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu thể hiện! Trong thế giới hiện tại không có người nào khác có thể đạt tới đẳng cấp này. Ngài có thể có được sự trợ giúp của chư thiên và những hộ pháp bất cứ lúc nào Ngài cần cho công việc của mình . Chư thiên và hộ pháp có thể thực hiện mọi thứ với tốc độ gấp ngàn lần so với loài người. Một vài công trình về nghệ thuật của Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu sẽ mất cả thập kỷ để hoàn thành với những phương tiện thông thường, nhưng Ngài có thể tạo ra những kiệt tác chỉ trong một vài giờ hoặc một số lần thậm chí chỉ một vài phút. Đức Zhaxi Zhuoma đã nói, “Tôi biết, tôi đã nhìn thấy Ngài bắt đầu công trình nghệ thuật và tôi quay trở lại trong vài giờ sau và thấy một kiệt tác đã hoàn thành. Một vài công trình nghệ thuật của Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu thể hiện một cây nho héo hay gỗ hóa thạch hay san hô cổ phải mất hàng ngàn năm mới có thể tạo ra, bây giờ Đức Ngài đã gọi các vị hóa thần để giúp, chúng bị lão hóa chỉ trong vài phút.”
Khi Zhaxi Zhuoma Rinpoche giới thiệu những thành tựu của Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu tại một triển lãm ở miền Nam California, Bà bắt đầu bằng việc nói rằng mọi thứ được thấy ở đó – tất cả 200 ví dụ trong 18 danh mục công trình khác nhau – là từ Phật pháp. Đức Phật Kim Cương Trì III Wan Ko Yeshe Norbu là một nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà phát minh… vĩ đại bởi vì Ngài đã có sự thực chứng hoàn toàn Phật pháp. Những thể hiện của trí tuệ bát nhã của Ngài và của các Minh khác nhau được thấytrong các tác phẩm nghệ thuật và sự sáng tạo của Ngài vượt trội bất kỳ pháp vương nào khác trong lịch sử. Và những thứ đã mang ra triển lãm chỉ là một vài mẫu nhỏ trong sự sáng tạo thiên tài của Ngài! Chúng không bao gồm các công trình chữa bệnh, thành tựu võ thuật, hay thành tựu âm nhạc, hay những bản văn và bài giảng pháp linh thánh của Ngài, v.v… tất cả chúng đều rất đáng kể.
Điều quan trọng là nhận ra rằng cấp độ làm chủ và thành tựu cao cấp này luôn sẵn sàng cho tất cả những ai học và tu tập đúng theo chánh pháp.
Thập Minh